Thứ ba, 12/09/2023, 13:00 PM

Về thăm chùa Kh’leang, di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia ở Sóc Trăng

Chùa Kh’leang tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng. Đây là một trong những ngôi chùa cổ và đẹp nhất trong địa bàn tỉnh.

Theo Cổng TTĐT UBND thành phố Sóc Trăng, chùa Kh’leang được xây dựng cách đây hàng trăm năm, gắn liền với những truyền thuyết của địa danh Sóc Trăng. Chính điện chùa Kh’leang nằm trên nền đất cao rộng, không gian xanh, đặc biệt có nhiều cây thốt nốt – loài cây đặc trưng của người Khmer. Ảnh: Henry Dương.

Theo Cổng TTĐT UBND thành phố Sóc Trăng, chùa Kh’leang được xây dựng cách đây hàng trăm năm, gắn liền với những truyền thuyết của địa danh Sóc Trăng. Chính điện chùa Kh’leang nằm trên nền đất cao rộng, không gian xanh, đặc biệt có nhiều cây thốt nốt – loài cây đặc trưng của người Khmer. Ảnh: Henry Dương.

Chùa Kh’leang đã qua nhiều lần trùng tu. Đến năm 1918, chính điện được xây dựng lại, đồng thời cũng được thay toàn bộ chất liệu, nhưng vẫn giữ đặc trưng kiến trúc của người Khmer Nam bộ với hình tượng rồng trên mái. Ảnh: Henry Dương.

Chùa Kh’leang đã qua nhiều lần trùng tu. Đến năm 1918, chính điện được xây dựng lại, đồng thời cũng được thay toàn bộ chất liệu, nhưng vẫn giữ đặc trưng kiến trúc của người Khmer Nam bộ với hình tượng rồng trên mái. Ảnh: Henry Dương.

Bên trong chính điện là một gian phòng rộng dành riêng cho việc hành lễ. Phần quan trọng nhất bên trong chính điện là bệ thờ tượng Phật Thích Ca, tượng cao 2,5m đặt ở giữa hai gian trong cùng, không những quý về chất liệu mà còn cả về nghệ thuật điêu khắc. Ảnh: Henry Dương.

Bên trong chính điện là một gian phòng rộng dành riêng cho việc hành lễ. Phần quan trọng nhất bên trong chính điện là bệ thờ tượng Phật Thích Ca, tượng cao 2,5m đặt ở giữa hai gian trong cùng, không những quý về chất liệu mà còn cả về nghệ thuật điêu khắc. Ảnh: Henry Dương.

Phần nội thất của chánh điện chùa Kh’leang có sự giao thoa của 3 nền văn hóa Kinh, Khmer, Hoa trong một không gian kiến trúc. Điều này thể hiện rõ trên những cây cột gỗ như nghệ thuật sơn mài Việt, cách phối hợp màu sắc truyền thống người Khmer và nét vẽ đặc trưng của người Hoa, tạo nên một tuyệt tác mà có lẽ chỉ riêng ở chùa Kh’leang mới có. Ảnh: Henry Dương.

Phần nội thất của chánh điện chùa Kh’leang có sự giao thoa của 3 nền văn hóa Kinh, Khmer, Hoa trong một không gian kiến trúc. Điều này thể hiện rõ trên những cây cột gỗ như nghệ thuật sơn mài Việt, cách phối hợp màu sắc truyền thống người Khmer và nét vẽ đặc trưng của người Hoa, tạo nên một tuyệt tác mà có lẽ chỉ riêng ở chùa Kh’leang mới có. Ảnh: Henry Dương.

Ngoài vài trò là cơ sở tín ngưỡng, ở chánh điện chùa Kh’leang còn lưu giữ, bảo tồn bộ sưu tập về tượng Phật với nhiều kích cỡ, chất liệu khác nhau được ví như một bảo tàng nghệ thuật cổ về hiện vật. Các hiện vật này do nhiều thế hệ cao tăng đã gìn giữ hàng trăm năm qua, từ sự đóng góp, gửi gắm của nhiều Phật tử. Ảnh: Henry Dương.

Ngoài vài trò là cơ sở tín ngưỡng, ở chánh điện chùa Kh’leang còn lưu giữ, bảo tồn bộ sưu tập về tượng Phật với nhiều kích cỡ, chất liệu khác nhau được ví như một bảo tàng nghệ thuật cổ về hiện vật. Các hiện vật này do nhiều thế hệ cao tăng đã gìn giữ hàng trăm năm qua, từ sự đóng góp, gửi gắm của nhiều Phật tử. Ảnh: Henry Dương.

Chùa Kh’leang là một công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ cao, mỗi hạng mục trong chính điện là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Mỗi năm tại chùa đã thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ảnh: Henry Dương.

Chùa Kh’leang là một công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ cao, mỗi hạng mục trong chính điện là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Mỗi năm tại chùa đã thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ảnh: Henry Dương.

Trải qua nhiều năm tháng, với ý nghĩa lịch sử cùng lối kiến trúc giá trị nghệ thuật còn lưu giữ, chùa Kh’leang đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1990, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Ảnh: Henry Dương

Trải qua nhiều năm tháng, với ý nghĩa lịch sử cùng lối kiến trúc giá trị nghệ thuật còn lưu giữ, chùa Kh’leang đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1990, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Ảnh: Henry Dương

Với kiến trúc ấn tượng, chùa Kh’leang cũng đã được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị đề cử vào “Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2023” ở hạng mục “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo”. Trước đó, chùa Chén Kiểu, thành phố Sóc Trăng đã được bình chọn trở thành “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo” năm 2022.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Thiên Mụ linh thiêng và cổ kính ở cố đô Huế

Chùa Việt 10:18 29/12/2024

Chùa Thiên Mụ tọa lạc tại phường Kim Long cách trung tâm TP Huế 5km về phía thượng nguồn sông Hương, chùa được xây dựng năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn Hoàng.

Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam ở tỉnh nào?

Chùa Việt 18:00 27/12/2024

Ngôi chùa này là sự dung hòa giữa Phật giáo Ấn độ và tín ngưỡng dân gian, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ II hoặc III.

Bức tượng “Phật ngồi lưng vua” - Lời sám hối từ ngàn xưa

Chùa Việt 14:46 27/12/2024

Bức tượng "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam "Phật ngồi trên lưng vua" đang được lưu giữ tại chùa Hòe Nhai ( số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, TP Hà Nội).

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Xem thêm