Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/03/2023, 15:28 PM

Chùa Tam Thai – ngôi chùa cổ nhất Đà Nẵng

Tương truyền, thiền sư Nguyên Thiều đến từ Trung Hoa đã khai sơn chùa Tam Thai vào nửa sau thế kỷ 17.

Nằm trên ngọn Thủy Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai được xem là ngôi chùa cổ nhất của thành phố Đà Nẵng.

Nằm trên ngọn Thủy Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai được xem là ngôi chùa cổ nhất của thành phố Đà Nẵng.

Tương truyền, thiền sư Nguyên Thiều đến từ Trung Hoa đã khai sơn chùa vào nửa sau thế kỷ 17. Thiền sư Hưng Viên trụ trì chùa vào cuối thế kỷ 17. Tên Tam Thai nghĩa là ba ngọn núi, được đặt do hình dáng ngọn thủy sơn có ba đỉnh…

Tương truyền, thiền sư Nguyên Thiều đến từ Trung Hoa đã khai sơn chùa vào nửa sau thế kỷ 17. Thiền sư Hưng Viên trụ trì chùa vào cuối thế kỷ 17. Tên Tam Thai nghĩa là ba ngọn núi, được đặt do hình dáng ngọn thủy sơn có ba đỉnh…

Vào thời Tây Sơn, chùa bị hư hỏng hoàn toàn. Dưới đời vua Minh Mạng, chùa Tam Thai được trùng tu vào năm 1825 và trở thành nơi tu của em gái nhà vua.

Vào thời Tây Sơn, chùa bị hư hỏng hoàn toàn. Dưới đời vua Minh Mạng, chùa Tam Thai được trùng tu vào năm 1825 và trở thành nơi tu của em gái nhà vua.

Năm 1901, cơn bão Tân Sửu đã tàn phá ngôi chùa. Đến năm 1907, chùa mới xây dựng lại.

Năm 1901, cơn bão Tân Sửu đã tàn phá ngôi chùa. Đến năm 1907, chùa mới xây dựng lại.

Những năm sau đó, chùa được trùng tu nhiều lần. Lần trùng tu lớn gần đây là vào năm 1995 – 1996. Công trình kiến trúc hiện nay của chùa bao gồm nhiều hạng mục như: tam quan, sân chùa, hành cung, chùa chính…

Những năm sau đó, chùa được trùng tu nhiều lần. Lần trùng tu lớn gần đây là vào năm 1995 – 1996. Công trình kiến trúc hiện nay của chùa bao gồm nhiều hạng mục như: tam quan, sân chùa, hành cung, chùa chính…

Chùa chính được xây hoàn toàn bằng gạch, mặt quay về hướng Nam với hai tầng mái lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các cột đều trang trí rồng – phụng.

Chùa chính được xây hoàn toàn bằng gạch, mặt quay về hướng Nam với hai tầng mái lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các cột đều trang trí rồng – phụng.

Chính điện của chùa thờ Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.

Chính điện của chùa thờ Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.

Ngoài các hạng mục công trình, trong sân chùa còn trồng xen nhiều cây xanh, tôn thêm vẻ thanh tịnh, mát mẻ cho ngôi chùa.

Ngoài các hạng mục công trình, trong sân chùa còn trồng xen nhiều cây xanh, tôn thêm vẻ thanh tịnh, mát mẻ cho ngôi chùa.

Với giá trị lịch sử to lớn, chùa Tam Thai đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Với giá trị lịch sử to lớn, chùa Tam Thai đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Ngày nay, chùa là nơi thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước thăm viếng, đặc biệt là vào dịp lễ Tết.

Ngày nay, chùa là nơi thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước thăm viếng, đặc biệt là vào dịp lễ Tết.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Việt 09:10 03/05/2024

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự linh thiêng, điểm đến tâm linh ấn tượng với “4 không”

Chùa Việt 10:30 02/05/2024

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Đây là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đảo, các thương thuyền cũng như du khách thập phương.

Về Thanh Hóa thăm chùa cổ Khánh Quang

Chùa Việt 12:15 30/04/2024

Chùa Khánh Quang - ngôi chùa cổ kính nắm giữ những dấu ấn lịch sử tôn giáo, văn hóa ở Thanh Hóa.

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Việt 16:00 28/04/2024

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam.

Xem thêm