Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/02/2021, 07:27 AM

Chùa Thanh Sử – Ngôi cổ tự lưu giữ nét văn hóa của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ

Chùa Thanh Sử tại làng Đông Am, xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng là ngôi cổ tự hàng trăm năm tuổi. Theo ghi chép trên bia đá cổ tại đây thì ngôi chùa có từ thời Trần cuối thế kỷ thứ 14.

Chùa Từ Ân giữa “đảo Hòn Ngọc” tràn ngập sắc xuân yên bình

Từ thị trấn Vĩnh Bảo, quê hương của Trạng Trình – danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, dọc theo quốc lộ 17B chừng 8km về phía nam là xã Tam Cường. Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra những người con kiệt xuất làm rạng danh non sông đất nước.

Với kiến trúc cổ kính và rêu phong, chùa Thanh Sử minh chứng cho lịch sử phát triển của vùng đất địa linh nhân kiệt này.

chua-thanh-su 1

Hiện nay trong khuôn viên của ngôi chùa vẫn còn những tháp cổ hơn 400 năm tuổi của chư vị thiền sư Trụ trì với các đồ thờ tự, linh vật cổ từ ngày khai sơn. Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh giặc dã, chùa Thanh Sử đã được tu sửa lại nhiều lần.

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Hòa thượng Trụ trì Thích Quang Huy đã cho tu tạo lại ngôi chùa. Sau đó, đại lão HT.Thích Nguyên Sinh cho tu sửa một lần nữa. Năm 2007 thì Hòa thượng viên tịch nên ĐĐ.Thích Tục Huy kế tục Trụ trì chùa.

Năm 2010, ĐĐ.Thích Bản Giáo được GHPGVN TP. Hải Phòng bổ nhiệm Trụ trì chùa Thanh Sử. Chính quyền cùng nhân dân địa phương đã cho đại trùng tu lại tòa chánh điện, khu nhà tổ, điện thờ Mẫu, điện Quan Âm, cây cầu đá và không gian bên ngoài cũng được xây dựng khang trang tố hảo như ngày hôm nay.

ĐĐ.Thích Bản Giáo – Ủy viên BTS GHPGVN TP. Hải Phòng, Phó trưởng BTS GHPGVN Q.Hải An luôn bận rộn với các công việc hành chính của Giáo hội cũng như chăm lo việc tu tập của chư Tăng và Phật tử địa phương.

chua-thanh-su 2

Đặc biệt, Đại đức Trụ trì còn cho xây dựng tại ngôi chùa một không gian văn hóa nhằm lưu giữ và bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của đời sống lao động và sinh hoạt của người dân vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Những hiện vật một thời gắn liền với đời sống của người dân miền quê vùng duyên hải; những công cụ sản xuất như chiếc cầy, bừa; công cụ trong gia đình nông dân như cối xay, giã gạo, cối đá, trục đá…

Trong những dịp lễ Tết hội Xuân thì cảnh quan không gian nơi đây như tái diễn lại các hoạt động trong đời sống sinh hoạt của người xưa để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách đến chùa chiêm bái, lễ Phật.

Chùa Thanh Sử có diện tích khoảng 10 ngàn m2, với một thế đất đẹp “tọa sơn hướng thủy”. Cổng tam quan có nét cổ kính với các câu đối chữ nho đắp nổi trên trụ cổng. Đi qua cổng vào phía trong trên con đường lát gạch đỏ là một không gian rộng thoáng với các công trình kiến trúc được thiết kế hài hòa, chậu hoa cây cảnh và các tiểu cảnh giữa không gian tâm linh thanh tịnh cho tâm hồn người du khách được thư giãn.

chua-thanh-su 3

Chùa Thanh Sử được thiết kế theo kiểu chữ Công tọa Tây Nam; Đông Bắc hướng mặt về phía di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chính giữa là tòa Tam bảo thờ Phật. Phía bên phải có nhà thờ Tổ và bên trái là điện thờ Mẫu có một nét đặc trưng của các ngôi chùa cổ miền Bắc với sự hòa quyện giữa Tôn giáo và tín ngưỡng dân gian hơn 4000 năm của dân tộc.

Tòa Tam bảo có diện tích 500m2. Tiền đường 5 gian với 3 gian hậu cung và 2 dĩ dài 21m. Tường xây bằng gạch đỏ với mái cong đầu Rồng và các linh vật họa tiết hoa văn thời Lý Trần. Lối đi lên cửa chính điện là đôi Rồng đá uốn lượn mềm mại mà uy nghiêm. Các hạng mục bên trong chùa và cánh cửa đều bằng gỗ lim với gam màu trầm uy linh thanh tịnh.

Các pho tượng cổ còn lưu giữ có tuổi đời 400 năm. Tượng Di lặc bằng đồng nặng gần 1 tấn. Tòa Cửu long Quan âm đồng tử; tượng tuyết sơn; tượng thập điện Diêm Vương và một số đồ thờ có niên đại vài trăm năm. Bức đại tự có chữ Vạn Đức Viên Chương. Đôi câu đối chữ nho bên tả ghi “Chiếu khởi am tự Trần chiều sung bái quy y điền môn phúc”. Bên hữu ghi “Cao chung linh huyền Thanh sử kính tôn tín ngưỡng vượng quần sinh”. Đại hồng chung được đúc vào năm Minh mạng thứ 16 và trên chuông có ghi “Linh chung Sử tự”. Đây là những bảo vật của chùa Thanh sử nói riêng, và cho cả nền văn hóa Phật giáo hơn 2500 năm nói chung.

chua-thanh-su 4

Nhà Tổ với thiết kế chữ “Nhị” tiền đường 5 gian; hậu cung 5 gian với diện tích 300m2. Pho tượng Tổ sư được tạc bằng gỗ với các đường nét tinh xảo có niên đại hơn 500 năm.

Khu điện thờ mẫu là nét đặc trưng của các ngôi chùa miền Bắc. Đây là sự hòa quyện tín ngưỡng nhân gian có từ hàng ngàn năm khi du nhập vào Việt Nam. Tại các ngôi tự viện cổ tại miền Bắc luôn có sự kết hợp thờ kiểu tiền Phật hậu Thánh.

Dù trải qua lịch sử thăng trầm của đất nước, chùa Thanh Sử vẫn còn lưu giữ được những cổ vật quý, là hồn cốt của ngôi Tự viện này.

Trao đổi cùng phóng viên, Đại đức Trụ trì cho biết: trong tương lai chùa Thanh Sử sẽ vừa lo việc tu học của chư Tăng và Phật tử và vừa phát triển thêm khu giảng đường lớn để tổ chức các khóa tu cho đồng bào Phật tử và các khóa tu mùa hè cho học sinh địa phương.

Ngoài các công trình chính của một ngôi Tự viện chùa Thanh Sử còn có nhà thiền trà; khu vườn cây ăn trái; các mô hình hành đạo và hóa đạo của Đức Bổn sư cũng như các không gian khác.

chua-thanh-su 5

Được trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ về giáo lý Phật đà cùng những tâm nguyện của Đại đức trụ trì, chúng tôi cảm nhận được sự bình an và phát khởi niềm tin về một tương lai tươi sáng của đạo pháp và đời sống tâm linh của nhân dân nơi đây.

Chùa Thanh Sử là một trong những công trình tâm linh của Phật giáo Đại thừa tại đồng bằng duyên hải Bắc bộ. Chốn thiền môn thanh tịnh này sẽ là điểm đến tu tập, trưởng dưỡng đạo đức và trí tuệ cho người dân nơi đây; nơi lưu giữ những giá trị tâm linh, văn hóa truyền thống của Phật giáo và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Theo Phật sự Online

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Ảnh 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Xem thêm