Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong

Tôi nghe như vầy. Có một hôm nọ, đức Phật ở tại Tịnh xá Kỳ Viên, thuộc thành Xá-vệ, do Cấp Cô Độc, thái tử Kỳ-đà phát tâm hiến cúng. Vào khuya hôm ấy, có một vị thiên, thân thể phát quang, cung kính đảnh lễ, ngồi xuống một bên, rồi thưa Phật rằng:

Ánh sáng từ câu Kinh Phật

Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong. Ảnh minh họa.

Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong. Ảnh minh họa.

Con xin hỏi Thế Tôn 

Đâu là cửa bại vong

Mà mọi người nên tránh

Nhờ đó sống an vui.

Vì thương trời người, đức Phật ân cần, tuần tự phân tích mười hai cánh cửa dẫn đến bại vong của kiếp sống người, rồi khuyên mọi người hãy nên xa lánh, để được bình an.

Bại vong thứ nhất là:

Thành công và bại vong

Không có gì khó hiểu.

Thích chính pháp: Thành công.

Ghét chánh pháp: Bại vong.

 

Bại vong thứ hai là:

Ai thích kẻ xấu ác

Không quý trọng người hiền

Thích thú điều bất thiện

Là cửa vào bại vong.

 

Bại vong thứ ba là:

Người ham ăn, thích ngủ

Ham đông vui, thụ động

Lười biếng và nóng giận

Là cửa vào bại vong.

 

Bại vong thứ tư là:

Kẻ đối với mẹ cha

Không vâng lời, phụng dưỡng

Không hiếu kính, giúp đỡ

Là cửa vào bại vong.

 

Bại vong thứ năm là:

Ai có tính gian dối,

Lừa gạt bậc chân tu

Không thật với mọi người

Là cửa vào bại vong.

 

Bại vong thứ sáu là:

Người giàu, đầy tài sản

Chỉ biết hưởng một mình

Không quan tâm, giúp người

Là cửa vào bại vong.

 

Bại vong thứ bảy là:

Người tự hào chủng tộc

Tài sản và quyền uy

Cao ngạo, khinh rẽ người

 Là cửa vào bại vong.

 

Bại vong thứ tám là:

Kẻ mê người khác phái,

Ma túy, rượu, cờ bạc,

Tiêu xài quá hoang phí

Là cửa vào bại vong.

 

Bại vong thứ chín là:

Vướng vào thú ăn chơi

Ăn ngủ kẻ bán thân

Ngoại tình, không chung thủy

Là cửa vào bại vong.

 

Bại vong thứ mười là:

Người tuổi tác đã cao

Cưới người tuổi con mình

Thường ghen, sầu, khó ngủ

Là cửa vào bại vong.

 

Bại vong mười một là:

Bất luận nam hay nữ

Nghiện ngập, không tiết kiệm

Bám ô dù, quyền thế

Là cửa vào bại vong.

 

Bại vong mười hai là:

Tài sản ít, dục nhiều

Sống bất lương, không đạo

Tham quyền, thích cai trị

Là cửa vào bại vong.

Kinh Hoa Nghiêm: Nguồn gốc, ý nghĩa và nội dung

Sau khi giải thích mười hai bại vong, đức Phật khích lệ bằng bài kệ sau:

Người trí khéo quán sát

Mười hai bại vong này

Sống tốt với chánh kiến

Được hạnh phúc đời đời.

Nghe Phật dạy xong, vị thiên nhân ấy vô cùng hoan hỷ, làm theo lời Phật, đồng thời phát nguyện khuyên bảo mọi người lánh xa các cửa dẫn đến bại vong, nhằm mang lợi lạc cho khắp mọi người. O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật O

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Kinh Thiên sứ

Kinh Phật 06:26 31/10/2024

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Kinh Điều Ngự

Kinh Phật 23:40 28/10/2024

Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:

Phật nói kinh vô thường

Kinh Phật 14:45 03/10/2024

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?

Xem thêm