Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/05/2020, 10:11 AM

Chuyện về chiếc xe ô tô bất tử chở Hòa thượng Thích Quảng Đức tại chùa Thiên Mụ

Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Mỹ - Diệm, chiếc xe ô tô Austin A95 Westminster chở Ngài ra nơi tự thiêu đã đi vào huyền thoại. Hiện chiếc xe đang được trưng bày, bảo quản tại chùa Thiên Mụ linh thiêng nơi cố đô Huế.

 Ý nghĩa tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức

Ngày 11/6/1963 đã đi vào lịch sử Phật giáo Việt Nam bằng sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là giao lộ Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP Hồ Chí Minh) để phản đối chính sách hà khắc tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Theo tài liệu nhà Phật ghi lại, trưa 11/6/1963, một chiếc xe hơi màu xanh da trời hiệu Austin A95 Westminster đưa Hòa thượng Thích Quảng Đức tới ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt, trước tòa Đại sứ Cao Miên (Campuchia) thì dừng lại. Lúc này tài xế bước xuống xe mở nắp capo lúi húi như sửa chữa, xem xét chiếc xe bị hỏng hóc. Trong khi đó, Hòa thượng Thích Quảng Đức khoan thai bước xuống xe, chắp tay xá bốn phương, rồi tĩnh tại ngồi kiết già trên đường, mặt quay về hướng tây, miệng lâm râm niệm Phật. 

Khi bàn tay Hòa thượng Thích Quảng Đức vừa thả que diêm xuống, ngọn lửa bùng lên rừng rực như bó đuốc khổng lồ bao quanh người nhưng người vẫn tĩnh tại ngồi kiết già, tay chắp trước ngực, gương mặt không lộ chút nét đau đớn. Xung quanh Ngài là hàng ngàn các tăng ni, phật tử, có cả những cảnh sát chế độ cộng hòa cũng quỳ rạp xuống khóc ngất trước hành động dũng cảm, phi thường của Ngài.

Chiếc xe huyền thoại Austin A95 Westminster trưng bày tại chùa Thiên Mụ (Huế)

Chiếc xe huyền thoại Austin A95 Westminster trưng bày tại chùa Thiên Mụ (Huế)

Nguyên nhân tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức

Sau khi viên tịch, thi hài Hòa thượng Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim Ngài thì vẫn còn nguyên vẹn. Tương truyền, trái tim của Ngài được bảo quản nghiêm ngặt như báu vật đối phó với sự rình mò nhằm cướp trái tim của mật thám chính quyền Mỹ - Diệm. Hiện trái tim bất tử của Ngài được đưa về thờ tại bảo tháp trong Việt Nam quốc tự. 

Về phần chiếc xe Austin A95 Westminster, đã có khá nhiều tài liệu ghi chép về lai lịch chiếc ô tô di vật này. Được biết, chiếc Austin vốn là của một phật tử chùa Thiên Mụ có tên là Trần Quang Thuận, pháp danh Tâm Đức đã có duyên với Phật sự khi cho mượn để đưa rước Hòa thượng Thích Quảng Đức từ chùa Ân Quang tới ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt. Sau khi xảy ra sự việc Hòa thượng tự thiêu, Nha cảnh sát Sài Gòn đã thu giữ chiếc xe như một vật chứng rồi sau đó trả lại cho ông Trần Quang Thuận.

Ngày 11/6/1963 đã đi vào lịch sử Phật giáo Việt Nam bằng sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là giao lộ Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP Hồ Chí Minh) để phản đối chính sách hà khắc tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Ngày 11/6/1963 đã đi vào lịch sử Phật giáo Việt Nam bằng sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là giao lộ Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP Hồ Chí Minh) để phản đối chính sách hà khắc tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Sự kiện tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức

Năm 1964, ông Trần Quang Thuận tiến cúng lại chiếc xe cho chùa Thiên Mụ, các vị sư trong chùa đã làm đơn xin chiếc xe về trưng bày làm di vật, chiếc xe Austin mới được đưa từ Sài Gòn ra Huế và được trưng bày tại chùa Thiên Mụ từ đó đến nay.

Nhiều người thắc mắc về chiếc xe Austin Westminster A95 thuộc diện xe sang thời bấy giờ, còn tương đối mới nhưng sau sự kiện lịch sử chấn động trên thì không sử dụng nữa mà tình nguyện trưng bày như một chứng nhân sự kiện bi hùng ngày 11/6/1963 của Phật giáo Việt Nam, của những người yêu nước Việt Nam. Nhiều ý kiến thắc mắc và cũng có những liên hệ mang sắc màu tâm linh về dòng xe lạ Austin Westminster đã “chết yểu”, không còn tồn tại ít lâu sau sự kiện Ngài Thích Quảng Đức tự thiêu.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức trở thành Bồ Tát với hành động tự thiêu để phản đối chế độ Mỹ - Diệm nhưng những câu chuyện bí ẩn về trái tim bất tử của Ngài, về chiếc xe sang chở Ngài vẫn là câu hỏi lớn ám ảnh Phật tử, các nhà khoa học, nhà thần học cũng như các nhà nghiên cứu về những điều kỳ diệu của thế giới tâm linh.

Chùa cổ Thiên Tứ - nơi lưu đậm dấu ấn của Bồ Tát Thích Quảng Đức

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Chú chó theo chủ tu hành

Tư liệu 18:40 15/04/2024

"Tôi niệm một tiếng miệng của nó cũng mấp máy theo và ngồi ngay ngắn. Lúc tôi không có ở đó thì mở máy niệm Phật để trước tượng Tam Thánh, nó cũng chạy đến ngồi yên lắng nghe danh hiệu Phật. Mỗi khi tôi tắt máy thì nó không vui, nhìn tôi mà sủa “gâu, gâu”."

Truyền thuyết về Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tư liệu 13:45 13/04/2024

Truyện kể về Từ Đạo Hạnh lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối tượng phản ánh. Tuy nhiên, khi đi vào trong trang truyền thuyết, nhân vật này một mặt được thần thánh hóa theo quan niệm của dân gian, một mặt lại được tôn giáo hóa theo quan niệm Phật giáo. 

Xem thêm