Đốt vàng mã là nghĩ người khuất đã về cảnh giới khổ đau
Vào dịp rằm tháng bảy có nhiều gia đình mua sắm và hóa rất nhiều đồ vàng mã cho ông bà gia tiên đã khuất. Tuy nhiên trong giáo lý nhà Phật không hề khuyên hay hướng dẫn người Phật tử đốt vàng mã và đây cũng không phải phong tục có nguồn gốc từ Việt Nam, chúng ta không nên lạm dụng.
Ý nghĩa ngày rằm tháng bảy - Mùa báo hiếu của người con Phật
Rằm tháng bảy được coi là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người dây Việt Nam bởi đây là ngày xá tội vong nhân và lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ theo quan niệm Phật giáo. Theo tín ngưỡng dân gian, từ ngày mùng 1 đến 14 âm lịch các gia đình có thể cúng cô hồn cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.
Trong ngày này, các gia đình thường làm mâm cơm cúng tổ tiên và một mâm cỗ cúng chúng sinh ngoài trời. Quan niệm người chết không phải là hết nên mâm cúng cô hồn thường có: một vài bộ quần áo chúng sinh, một ít vàng tiền, vài chén cháo trắng loãng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 ít bỏng gạo và kẹo bánh các loại, ngô, khoai, sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ.
Với quan niệm trần sao âm vậy, nên người sống cũng cố gắng liên hệ với thế giới linh hồn bằng cách đốt tiền, vàng mã là để tin rằng người chết cũng có được cuộc sống đủ đầy. Vì thế, đồ vàng mã đã tồn tại trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ lâu đời này.
Ý nghĩa ngày Rằm tháng Bảy – Lễ Vu Lan
Người ta quan niệm rằng dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ mà sẵn sàng bỏ ra hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng để mua những mô hình vật dụng đốt cho người âm. Thậm chí, nhiều người còn tin rằng đốt thật nhiều vàng mã là cách để họ báo hiếu cha mẹ đã khuất và tự hào vì đã lo được một cái lễ tươm tất, đầy đủ hơn người.
Ngay từ ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, người người nhà nhà đã lên kế hoạch chuẩn bị lễ cúng rằm chu đáo nhất. Vào ngày rằm tháng 7, nhiều gia đình có tục lệ đốt vàng mã cho người âm đã khuất.
Chia sẻ trên Dân trí, Ts Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 là quan niệm sai lầm. Thực tế, tục lễ đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo tích xưa kể lại, trước đây, nhiều dân tộc ở Trung Quốc có tục lệ chôn đồ vật theo người chết, nhất là những đồ mà khi còn sống người đó luôn gắn bó. Sau này, đến thời Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo bằng giấy… để cúng rồi đốt đi, thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật. Nghề làm vàng mã từ đó trở nên thịnh hành.
Tuy nhiên, có một thời gian, việc đốt vàng mã cho người âm không còn phổ biến, nghề này cũng dần bị mai một dần. Lúc bấy giờ, hậu duệ của Vương Dũ là Vương Luân đã tiến hành bài binh bố trận cho một người giả chết rồi đưa vào quan tài.
Khi họ hàng thân quyến đến nhà thắp nhang, cúng lễ và đốt rất nhiều tiền vàng thì bỗng dưng “người chết” sống lại và phán rằng: “Do biếu nhiều vật dụng, tiền bằng hàng mã, lại có cả hình nhân thế mạng nên đã mua chuộc đươc Ma quỷ, Diêm Vương di căn cải mệnh, và đã được tha mạng”.
Ở nước ta, do bị đô hộ của văn hoá Trung Quốc thời gian dài nên cũng bị ảnh hưởng bởi phong tục này. Hàng năm, người Việt tốn hàng hàng nghìn tỷ để dùng vào việc đốt đồ mã.
Tuy nhiên, việc đốt vàng mã mang màu sắc mê tín dị đoan, đó là tín ngưỡng dân gian do ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa từ xa xưa, hoàn toàn không phải là tín ngưỡng của Đạo Phật. Hiện nay, một số chùa vẫn duy trì tục đốt vàng mã, tục lệ này do các Phật tử tự đem vào chùa chứ các Tăng Ni không chủ trương việc này.
Tại sao người Việt có tục cúng cô hồn vào rằm tháng Bảy?
Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, hiện nay, do chưa hiểu rõ về ý nghĩa của lễ Vu Lan và giáo lý đạo Phật nên nhiều người vẫn cho rằng, cần đốt nhiều vàng mã trong dịp này. Đây là một quan niệm sai lầm.
“Lễ Vu Lan có nguồn gốc Phật giáo nhưng trong giáo lý nhà Phật không khuyên con người đốt nhiều vàng mã trong dịp này để báo hiếu, thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ,” Hòa thượng cho biết.
Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, việc đốt nhiều vàng mã sẽ gây tốn kém và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Bởi vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi việc thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng vàng mã cũng như tổ chức các hoạt động dịp Rằm tháng Bảy (Âm lịch).
Lý giải cụ thể hơn về vấn đề này, Hòa thượng Thích Gia Quang cho biết, lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Từ đó, đây là là dịp giáo dục thế hệ sau về đạo lý “uống nước nhớ nguồn,” “ăn quả nhớ người trồng cây,” nhắc nhở con cháu bổn phận ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên…
“Bên cạnh đó, với tinh thần Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, ngày Vu Lan hàng năm cũng là ngày tri ân, báo ân tới những người có công với đất nước, những anh hùng, liệt sỹ đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc với lòng thành kính, biết ơn sâu sắc,” hòa thượng Thích Gia Quang nói. Bởi vậy, điều cốt lõi trong dịp Vu Lan là cần có cái tâm trong sáng, hướng thiện, lối sống vị tha, biết chăm lo cho những người xung quanh….
Cách cúng cô hồn ngày Rằm tháng Bảy
Liên quan đến vấn đề đốt vàng mã ngày lễ Vu Lan và rằm tháng 7, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: “Rõ ràng việc người còn sống đốt vàng mã cho người đã khuất chẳng khác nào luôn nghĩ rằng người khuất đã về cảnh giới khổ đau. Trong giáo lý nhà Phật không dạy như vậy. Chính vì thế, mùa Vu Lan, tất cả các Tăng ni, Phật tử đều giải thích cho người dân nếu hiếu kính với cha mẹ thì chỉ cần hương hoa lễ Phật, làm việc thiện và con cháu họp mặt nhau lại để cùng cầu nguyện cho người đã mất siêu thoát.
Đốt vàng mã vừa tốn kém tiền bạc, lại có thể sinh ra hỏa hoạn và nhạo báng cuộc sống của người quá cố. Tôi từng thấy không ít người ra thành phố, để cha mẹ ở nông thôn cơm niêu, nước lọ nhưng khi cha mẹ mất thì cúng lễ linh đình lắm. Vô hình trung, đã không đối tốt với cha mẹ lúc sống, lại không cung kính, hiếu thảo khi họ đã về thế giới bên kia".
Trong kinh Phật không hề nhắc đến chuyện đốt vàng mã cho người quá cố. Theo một số liệu thống kê, trung bình một năm có khoảng 50.000 tấn vàng mã được sử dụng và riêng Hà Nội đã tiêu tốn trên 400 tỷ đồng cho việc đốt vàng mã. Đây thực sự là một sự lãng phí lớn.
Việc bày tỏ hiếu, nghĩa với cha mẹ là ở những công việc thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, là những hành động chăm sóc cha mẹ, sự chia sẻ với mọi người trong gia đình. Việc đốt vàng mã cho tổ tiên và các linh hồn cũng phải xuất phát từ tâm. Nếu cứ đổ xô đốt "vàng", "bất động sản", "đô la" tốn kém tới hàng triệu đồng chỉ với một mong muốn được người âm trợ lực cho kinh tế hay thăng quan tiến chức thì cũng chẳng khác nào là hối lộ cõi âm.
Cư sĩ tại gia với việc đốt vàng mã
Điều này cũng là đi ngược hẳn với mục đích tín ngưỡng hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên để trân trọng chính những người đang sống xung quanh mình. Vậy nên, nếu quá lạm dụng đốt vàng mã thì tập tục này sẽ chẳng còn ý nghĩa như vốn có.
Đốt vàng mã là tấm lòng người dương gửi tới người âm với tâm niệm "trần sao âm vậy", vì thế hãy đốt vàng mã một cách văn minh, vừa phải và đúng mực để phù hợp với giáo lý Phật giáo và phong tục tập quán của dân gian ta.
Xem thêm video "Tự tại trước khen chê":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm