Việc nên làm nhân ngày rằm tháng Bảy
Rằm tháng Bảy là ngày trung nguyên, là một trong ba ngày lễ cổ truyền của dân gian. Đối với Phật giáo thì ngày Rằm tháng Bảy mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác nhau nên có nhiều tên gọi như: ngày chúng Tăng Tự Tứ, ngày Phật hoan hỷ, ngày Vu Lan báo hiếu, ngày xá tội vong nhân.
Tại sao người Việt có tục cúng cô hồn vào rằm tháng Bảy?
Nhân ngày Vu Lan Tự Tứ, những người con Phật nên lấy tinh thần Tự Tứ của chúng Tăng Ni ứng dụng trong cuộc sống của mình, tức là tập nghe và nhận lời khuyên răn nhắc nhở của người lớn để sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt. Thứ hai là noi theo gương hiếu thảo của Ngài Mục Kiền Liên mà hiếu kính cha mẹ. Nếu cha mẹ còn tại thế thì chăm sóc, phụng dưỡng cho cha mẹ no ấm, và nếu cha mẹ chưa biết tu thì khéo nhắc nhở cho cha mẹ làm lành lánh dữ để sau sinh vào cõi lành. Nếu cha mẹ đã qua đời rồi thì chính mình thành tâm cầu nguyện và thỉnh Tăng Ni nguyện phụ để cha mẹ sớm được cao đăng Phật quốc.
Rằm tháng Bảy - Ngày viên mãn 3 tháng an cư kết hạ
Ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày chư Tăng kết thúc ba tháng an cư kết hạ. Trong ba tháng này, chúng Tỳ kheo phải cấm túc, hạn chế tối đa sự đi ra ngoài để tập trung trao dồi ba môn học giới định tuệ, sống trong tinh thần thanh tịnh, hòa hợp, để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Một phần lý do vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ mùa hạ là mùa mưa, có các loài côn trùng sinh sản ra rất nhiều, mà chúng tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.
Ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy và xá tội vong nhân
Rằm tháng Bảy - Ngày chúng Tăng tự tứ
Buổi lễ Tự tứ là từng vị Tỳ kheo tự trải lòng mình ra thành khẩn nói lên những lỗi lầm của mình sau đó khẩn thiết thỉnh cầu chư Tôn đức và toàn thể đại chúng, hoan hỷ chỉ bảo thêm những sơ sót, sai lầm, tội lỗi đã phạm, để sửa chữa và thành tâm sám hối.
Chính nhờ vào những dịp tự tứ đúng pháp, toàn đại chúng tự soi rọi lại lòng mình, thanh lọc thân tâm được trong sạch, giới thể vẹn toàn, được gội rửa bởi dòng suối mát lành của mưa pháp. Nhờ đó công đức của ngày Tự Tứ mà đạo hạnh tăng trưởng, giới phẩm thanh tịnh, và có khả năng cứu độ chúng sinh.
Ngày chư Tăng Khánh lạp
Hàng xuất gia thọ giới của Đức Phật, không tính tuổi theo năm sinh mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiết hạ được trọn vẹn thì được tính thêm một tuổi đạo.
Thí dụ vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi đạo là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính vào ngày Rằm tự tứ sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ.
Cách cúng cô hồn ngày Rằm tháng Bảy
Ngày báo ân ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ
Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược. Chính nhờ tam nghiệp (thân, khẩu, ý) thanh tịnh qua mùa an cư và qua nghi thức Tự tứ nên công hạnh, giới đức được tăng trưởng. Đó là năng lực thù thắng để chư tăng có thể chú nguyện cứu vớt chúng sinh, cứu cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ.
Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là đại đệ tử thần thông đệ nhất của Ðức Phật. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng”, Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng thần thông, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ.
Thấy cơm mẹ rất lo âu
Tay tả che đậy hữu hầu bốc ăn
Lòng bỏn sẻn tiền căn chưa dứt
Sợ chúng ma cướp giật của bà
Cơm chưa đưa đến miệng đà
Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu.
Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật. Đức Phật đã chỉ cách “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ”.
Chờ giờ Tự Tứ chúng Tăng cúng dường
Ðặng cầu nguyện song đường trường thọ
Chẳng ốm đau cũng chẳng khổ chi
Cùng cầu thất thế đồng thì
Lìa nơi ngạ quỷ sinh về nhân thiên
Ðặng hưởng phước nhân duyên vui đẹp
Lại xa lìa nạn khổ cực thân
Môn sinh Phật tử ân cần
Hạnh tu hiếu thuận phải cần phải chuyên
Thường cầu nguyện thung huyên an hảo
Cùng bảy đời phụ mẫu siêu sinh
Ngày rằm tháng bảy mỗi năm
Vì lòng hiếu thảo ân thâm phải đền
Lễ cứu tế chí thành sắp đặt
Ngõ cúng dường chư Phật, chư Tăng
Ấy là báo đáp thù ân
Sinh thành dưỡng dục song thân buổi đầu.
Những món chay ngon cho mùa Vu Lan
Nên làm gì để báo hiếu?
Không riêng gì với mỗi Phật tử, tháng Bảy âm lịch mở ra cả một mùa tri ân, báo hiếu. Báo hiếu không chỉ cha mẹ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi con người được nhìn nhận trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi. Chính vì thế hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh: “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân”.
Nhân mùa báo hiếu chúng ta cũng nhận thức lại những ý nghĩa đúng đắn của ngày lễ Vu Lan để có những hành động thiết thực hơn, tích cực hơn báo đáp thâm ân dưỡng dục của cha mẹ, tích lũy công đức và siêu độ vong linh.
- Về đời sống vật chất thì phải phụng dưỡng cha mẹ những nhu cầu cần thiết, để được thảnh thơi an dưỡng trong tuổi xế chiều.
- Về đời sống tinh thần phải thường xuyên khích lệ trợ duyên cho cha mẹ học hiểu chính pháp, quy y Tam Bảo, biết tránh ác làm lành, trì giữ 5 giới, giữ gìn mười nghiệp lành của thân - khẩu - ý, tiến đến giải thoát an vui vĩnh viễn. Đồng thời, bản thân những người con nên thực hành Phật pháp và làm các thiện hạnh như: Phóng sinh, Ăn chay, Tụng kinh niệm Phật, Cúng dường chư Tăng sau ngày Tự Tứ, Cúng Chiêu hồn ca và Mông sơn thí thực, Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Khi cha mẹ mãn phần, chúng ta báo hiếu bằng cách chuẩn bị vấn đề tái sinh. Thân tứ đại không còn, nên chúng ta chỉ quan tâm đến tinh thần, tức Thức uẩn của họ. Chúng ta dẫn dắt thần thức hay ý niệm của cha mẹ hướng về điều thánh thiện, đó là điều kiện để đưa họ tái sinh vào thế giới an lành. Theo Phật dạy, khi sinh tiền nếu tạo nhiều ác nghiệp, lúc chết, chưa sinh được về thế giới lành, còn hiện hữu ở dạng trung ấm thân.
Trong bốn mươi chín ngày, chúng ta luôn phải dốc lòng chuyên tâm tụng kinh, lễ sám, bố thí, cúng dường, làm các việc phước thiện để cầu nguyện cho hương linh. Dùng tâm an tịnh trong pháp và tâm hoan hỷ với việc thiện để nghĩ tưởng đến hương linh, gợi nhắc họ nhớ đến việc thiện mà họ đã làm trong đời, nhớ lại pháp Phật quý báu, cùng cảnh giới an vui giải thoát. Thần thức nghĩ nhớ được như vậy, chắc chắn sẽ tái sinh về cõi thiện.
Kết thúc mỗi việc làm thiện hạnh chúng ta đều nguyện đem công đức tích lũy hồi hướng cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp để họ đạt được giác ngộ và giải thoát.
Xem thêm video "Khắc phục lòng sân hận":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Xem thêm