Có người thoát được hết các tai họa lớn là do đâu?
Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xảy ra nhưng vẫn có người may mắn thoát nạn, trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương rất nặng...Dưới góc nhìn Phật giáo, điều này có nghĩa gì? Thoát nạn là do may mắn hay có phước?
Theo đạo Phật, không có sự may mắn ngẫu nhiên, chỉ có duy nhất phước đức chính bản thân mình tích tụ từ bao đời trước, như một cái mền bông khổng lồ bao bọc lấy mình khi hoạn nạn ập tới trong cuộc đời, như thuyền to giữa biển, như áo lạnh cực tốt giữa cơn bão tuyết...hay áo giáp sắt che kín thân trước cung tên giáo mác đạn dược đang phóng tứ tung.
Hoạn nạn từ bên ngoài tới là do những ác nghiệp mình tạo ra đời trước hay đời này, đáo hạn thì nó tới không gì ngăn cản nó được, không tránh đâu thoát nó được, cách duy nhất là hứng chịu... vấn đề là hứng chịu với cái áo giáp phước đức dầy hay mỏng, lành lặn hay rách nát thôi.
Trì chú Đại bi và niệm Phật thoát nạn chìm thuyền
Người có phước dẫu một mình ở nơi xa lạ trong hoàn cảnh nào cũng được giúp đỡ tận tình và không gặp khó khăn, được che chở bảo bọc an toàn trong hoạn nạn, hay ở giữa kẻ thù.
Đất sụt nứt, tại sao có người thoát nạn?
Năm Dân Quốc thứ 3 (năm 1914), 4 huyện trực thuộc phủ Đại Lý đã xảy ra động đất, trong đó khu nội thành Đại Lý là thảm họa lớn nhất: nhà cửa, tường thành đều sụp đổ, chỉ có bảo tháp trong chùa là không đổ, vẫn đứng sừng sững như cũ.
Khi động đất đang rung lắc kịch liệt, có một số nơi, mặt đất xuất hiện những vết nứt lớn, từ vết nứt phun ra ngọn lửa, cháy lan ra ngoài. Mọi người kinh sợ tranh nhau chạy thoát thân. Có người đất dưới chân nứt toác, và rơi vào trong vết nứt, vừa định ngoi lên thì mặt đất lại nứt tiếp cuốn theo người đó xuống lòng đất. Những người không kịp chạy thoát thân như thế có người bị gãy lưng, gẫy chân tay, có người chỉ thò ra cái đầu trên mặt đất. Giống như cảnh tượng rơi vào địa ngục, thê thảm không dám nhìn. Trong thành có mấy nghìn hộ dân không may gặp nạn, số nhà may mắn thoát nạn chỉ có vài hộ.
Khi đó có hai cửa hiệu vàng bạc, một cửa hiệu là Vạn Xương của nhà họ Triệu, một cửa hiệu là Trạm Nhiên của nhà họ Dương. Khi xảy ra động đất, ngọn lửa cháy lan đến cổng hai nhà này thì tự động tắt. Nhân khẩu hai nhà này mỗi nhà có 10 người, tất cả đều bình yên vô sự.
Mọi người đều biết, hai nhà họ Triệu, Dương đã nhiều đời kế thừa gia phong vui làm việc thiện, thích thí xả, hơn nữa lại rất kính trọng Phật môn. Trong cuộc sống hiện thực, người trong hai gia đình này đều tu tâm tích đức ước thúc bản thân, không làm tổn hại người khác.
Hòa Thượng Hư Vân biết được sự việc này bèn nói: “Việc sống chết, thực sự không phải là ngẫu nhiên. Nhưng quỷ cũng biết báo đáp ân tình. Báo ứng rất nhanh, như tiếng vọng hồi đáp lại, khiến con người tin tưởng rõ ràng là quả báo không hư giả”.
Thế nên, người học Phật chúng ta phải thấu hiểu được điều này: Khi phước hay hoạ đến, chúng ta biết rằng đó là quả báo dành cho những lời nói, ý nghĩ, việc làm của chính mình ở hiện tại cũng như trong quá khứ, không có thần thánh nào ban phước hay giáng hoạ cả.
Nếu chúng ta biết tu dưỡng trí tuệ, đạo đức và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống thì chắc hẳn sẽ chuyển hoạ thành phước. Ngược lại, nếu sống buông lung, phóng túng, thiếu trí tuệ, đạo đức, giới luật thì có thể sẽ biến phước thành hoạ.
>> Mời quý vị cùng xem video "Vì sao có người thoát được hết các tai họa lớn?" qua bài trả lời phỏng vấn của Hòa Thượng Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Niệm Phật chính là tích đức
Kiến thức 09:21 24/11/2024Tích đức bằng cách nào? Niệm Phật chính là tích đức. Tích đức lớn, tích đức lớn lao viên mãn, tích đức lớn của thế xuất thế gian, không thể không biết điều này, ngày đêm không được gián đoạn.
Diệt trừ phiền giận
Kiến thức 22:19 23/11/2024Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.
Xem thêm