Chủ nhật, 11/09/2022, 15:34 PM

Ác nghiệp từ những lời ác

Ác khẩu tức nói lời ác, lời cay độc để nhục mạ, đe dọa người khác, tốt nhất không nên nói, vì một khi nói ra sẽ gây tổn thương người khác.

Trong cuộc sống, để đánh mạnh vào tâm lí con cái, học trò các bậc phụ huynh, thầy cô giáo có thể nói nặng lời với mong muốn người nghe sẽ sửa sai, chừa bỏ thói hư tật xấu. Khi nói nặng lời có thể dùng ngữ điệu nghiêm khắc, lớn giọng hơn nhưng chưa hẳn đó là ác khẩu. Cũng có trường hợp nói nặng lời thành ác khẩu, khi đó sẽ gây tổn thương lớn đến người nghe, nhất là các em nhỏ. Ví dụ có người giận con, nhất thời không kìm được lớn tiếng mắng “mày chết đi”, lời trách mắng đã thành ác khẩu.

Nhiều người đến hỏi tôi về cách nuôi dạy con, có người hỏi “con tôi ham vui, không chịu học, không vâng lời, thầy bảo tôi phải dạy thế nào, có nên đánh mắng?”. Tôi nói, đánh hay mắng đều không tốt, chỉ nên tìm lúc thích hợp nói nặng lời để thức tỉnh là được. Có trường hợp tôi khuyên rằng các bậc phụ huynh nên nói với con “bố mẹ không thể ở mãi suốt đời bên con được, nếu lỡ bố mẹ không còn nữa, tương lai của con phải do con nỗ lực, phải tự lập”. Nói nặng lời nhưng hợp lí hợp tình, đúng nơi đúng lúc sẽ có tác dụng mạnh hơn chửi bới đánh đập. Nói có lí giúp con trẻ hiểu điều gì nên làm, điều gì không nên, giúp chúng ý thức được bản thân nhất định chúng sẽ biết cố gắng.

Nói lớn tiếng hoặc nói nặng lời cần đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, nếu không rất dễ tạo thành hiểu lầm, gây tổn thương. Ảnh minh hoạ.

Nói lớn tiếng hoặc nói nặng lời cần đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, nếu không rất dễ tạo thành hiểu lầm, gây tổn thương. Ảnh minh hoạ.

Khẩu nghiệp cần tu trước

Tôi có quen một người, khuyên thế nào anh cũng không chịu quy y Tam bảo nhưng hay đi chùa, hay tìm hiểu kinh phật và thường nói chuyện với tôi, có lần tôi nói “thầy già rồi, chắc sẽ đi trước con, có lẽ khi con như thầy, thầy sẽ không còn ở đây nữa, nếu giờ con không chịu quy y đợi đến khi thầy đi con có muốn cũng không kịp nữa”.

Từ khi nghe tôi nói thế, người đó bắt đầu nghĩ về việc quy y và cuối cùng đã quyết định theo Phật. Lời tôi nói với vị đó lúc ấy không phải là ác khẩu mà chỉ nói nặng lời. Ngoài ra, mắng người không hẳn là ác khẩu, tuy vậy khi mắng do ta thường lớn giọng nên rất dễ gây xung đột, mâu thuẫn. Nói lớn tiếng rất tổn sức nên tôi rất ít nói, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc nói để người nghe nâng cao cảnh giác. Trường hợp học trò không nghe lời hoặc phớt lờ lời tôi, tôi thường nói lớn tiếng với họ.

Nói lớn tiếng hoặc nói nặng lời cần đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, nếu không rất dễ tạo thành hiểu lầm, gây tổn thương. Bạn bè, đồng nghiệp, cha con, vợ chồng cũng rất dễ mâu thuẫn nhau khi lớn tiếng, nặng lời. Vì “lớn tiếng”, “nặng lời” như liều thuốc mạnh, không nên dùng tùy tiện, thứ nhất sẽ phản tác dụng, thứ hai có khi nhờn thuốc.

Lớn tiếng, nói nặng lời là biện pháp bất thường để đối trị trường hợp bất thường, không nên lạm dụng. Chúng ta cần nói lời dịu nhẹ, dễ nghe, nói khiêm tốn, tôn trọng người nghe thay cho cách nói nặng lời, lớn tiếng, đấy mới là bình thường. Bạn sử dụng cách nói “bình thường” hay “bất thường” đều được, điều quan trọng là bạn nên dùng nó lúc nào, dùng cho ai, trong trường hợp nào để nó phát huy tác dụng nhất. Để làm được điều này, đòi hỏi bạn phải có trí tuệ và biết vận dụng linh hoạt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm