Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/03/2022, 10:21 AM

Có phải…không biết là không có tội?

Một hôm khi Đức Phật thuyết pháp xong, một đệ tử hướng về ngài xin thỉnh giáo về vấn đề “Không biết không có tội”, có thật là không biết không có tội?

Một hôm khi Đức Phật thuyết pháp xong, một đệ tử hướng về ngài xin thỉnh giáo về vấn đề “Không biết không có tội”, có thật là không biết không có tội?

Đối với vấn đề này Đức Mâu Ni không trả lời trực tiếp mà đưa ra ví dụ:

Bây giờ có một cái gắp than, nó bị lửa đốt cho nóng bỏng nhưng bằng mắt thường lại nhìn không thấy được. Nếu con đi lấy cái gắp than đó, giữa việc con biết là nó đang nóng bỏng hay không biết nó đang nóng bỏng, cái nào sẽ gây ra tổn hại nghiêm trọng?

Dù biết hay không biết khi chúng ta đã làm sai, chúng ta tạo nhân xấu ác thì chắc chắn phải gánh hậu quả không tốt về sau, nhân quả công bằng ai gieo nấy gặt, có nhân phải có quả.

Dù biết hay không biết khi chúng ta đã làm sai, chúng ta tạo nhân xấu ác thì chắc chắn phải gánh hậu quả không tốt về sau, nhân quả công bằng ai gieo nấy gặt, có nhân phải có quả.

Đệ tử thoáng suy nghĩ đáp rằng: đương nhiên không biết nó đang nóng bỏng là rất tai hại. Bởi vì không biết nên không có sự chuẩn bị, không đề phòng trước nên bị bỏng.

Phật Thích Ca Mâu Ni hòa ái nói tiếp:

Đúng vậy! Nếu biết cái kẹp than ấy nóng bỏng thì tâm sẽ sợ hãi đề phòng, khi cầm lấy nó sẽ không dám vô ý dùng tay không mà nắm chặt. Từ đó đủ thấy không phải “Không biết không có tội”, mà không biết sẽ là tai hại lớn hơn. Mọi người vì vô minh không hiểu chân lý nên mãi trầm luân chìm sâu trong bể khổ.

Suy nghiệm: 

Dù biết hay không biết khi chúng ta đã làm sai, chúng ta tạo nhân xấu ác thì chắc chắn phải gánh hậu quả không tốt về sau, nhân quả công bằng ai gieo nấy gặt, có nhân phải có quả.

Ví như dù không biết gắp than đang nóng nhưng khi đã chạm tay vào thì chắc chắn phải bị bỏng thôi, không thể nói " không biết nên không bi bỏng " được,

Vì thế Đức Phật dùng mọi phương tiện thiện xảo, huyền thật nhằm giúp chúng ta có trí tuệ, tâm chúng ta thường sáng suốt thì những lời nói và hành động cũng đúng đắn. Có cái nhìn khách quan và hướng đến mọi điều tốt đẹp thiện lành. Biết phân biệt đúng sai, biết đề phòng và tránh xa những điều xấu ác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Soi sáng lại chính mình

Kiến thức 22:02 12/04/2024

Tu là hồi đầu, xoay đầu lại. Từ lâu chúng ta mê nên đi trong đau khổ tử sanh, khi tỉnh chúng ta trở lại thì hết đau khổ. Nên tu là giải khổ cho mình, cứu khổ cho chúng sanh. Nếu mình còn khổ thì làm sao cứu khổ cho người được.

Gieo nhân lành chắc chắn sẽ gặt quả tốt

Kiến thức 18:03 12/04/2024

Với một người Phật tử, hành trang cho cuộc sống phải hội đủ tinh thần Bi-Trí-Dũng. Ba yếu tố Bi-Trí-Dũng luôn hòa quyện, bổ túc lẫn nhau trong mọi nhận thức cùng hành xử của người con Phật.

Nghề nào được coi là Chính mạng?

Kiến thức 16:26 12/04/2024

Theo Phật học phổ thông, Chính mạng là sự sinh sống, việc mưu sinh chính đáng bằng nghề nghiệp lương thiện, không hại người, hại vật; sống Chính mạng, còn dạy con người không tham lam, ích kỷ… Trái với Chính mạng là Tà mạng, sống lừa dối gian trá.

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Kiến thức 16:09 12/04/2024

Theo lời dạy của Thế Tôn, người với tâm chánh tín xuất gia học đạo, nên làm hai việc: một là nói năng theo pháp Hiền Thánh, hai là im lặng theo pháp Hiền Thánh.

Xem thêm