Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/07/2021, 11:34 AM

Tại sao chúng sinh gây tội tạo nghiệp?

Từ vô thỉ chúng sinh đã trôi nổi trên biển sầu sông mê, đã gây ra vô vàn nghiệp chướng, đã tạo ra không biết bao nhiêu là oan khiên nghiệp báo, không biết đâu là nẻo chánh đường tà. Tại sao chúng sanh gây tội tạo nghiệp để cứ mãi lăn trôi trong ba nẻo sáu đường?

Thật tình mà nói, ai trong chúng ta cũng mong có được một cuộc sống an lành và hạnh phúc, ai cũng muốn gieo trồng những chủng tử Bồ Đề và ai cũng muốn kết tụ Bồ Đề quyến thuộc ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, ma quỷ Ta Bà cứ xúi dục chúng ta trồng những cái nhân quái ác; hoặc giả chúng xúi dục chúng ta cứ ham tiền tài vật chất, danh lợi quyền uy, sắc đẹp, vân vân. Chính vì thế mà chúng ta luôn bị cột chặt trong Ta Bà bởi đủ thứ “ngã kiến,” “ngã tướng” để rồi cứ phải chuốc lấy não phiền đau khổ. Chúng ta không tự nhiên mà gây tội tạo nghiệp. Theo Phật, không có thứ gì ngẫu nhiên trong cõi đời nầy.

Ai gây ra phiền não, nghiệp và khổ báo? Theo Phật, không ai khác hơn là “tâm thức” nầy.

Ai gây ra phiền não, nghiệp và khổ báo? Theo Phật, không ai khác hơn là “tâm thức” nầy.

Tịnh chư nghiệp chướng

Tất cả chúng sanh mọi loài, dù ở căn cơ trình độ nào, dù thấp hay dù cao, dù tài hay hèn, dù mê mờ hay giác ngộ…. Đều phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tư tưởng và hành động của chính mình theo đúng sự chi phối của luật nhân quả luân hồi. Hãy suy gẫm lại chuyện “Bách Trượng Dã Hồ” do Thiền sư Hoài Hải kể lại rồi sẽ thấy! Một vị tăng sĩ vào thời quá khứ của Đức Phật Ca Diếp, chỉ vì một phút hàm hồ về lời giảng dạy sai lầm của mình cho Tăng chúng mà phải chịu 500 kiếp làm chồn để chuộc tội. Thế mới thấy nếu chưa là Phật, thì dù phàm hay Thánh đều vẫn còn bị chi phối bởi nhân quả luân hồi cho sự gây tội tạo nghiệp của mình. Hễ còn phiền não, nghiệp chướng và khổ báo là vẫn còn gây tội tạo nghiệp, còn gây tội tạo nghiệp là còn trầm luân trong ba nẻo sáu đường.

Ai gây ra phiền não, nghiệp và khổ báo? Theo Phật, không ai khác hơn là “tâm thức” nầy. Chính tâm thức nầy đã mở cửa lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) cho lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) tự do ra vào và chất chồng trong tâm thức vô vàn phiền não, nghiệp chướng và khổ báo. Đã thế, “tâm thức” còn cố chấp, cống cao, ngã mạn, bài kích và không chịu tu sửa nên vô minh ngày càng sâu dầy và hành trang cho kiếp tới trong chuỗi dài vô định sinh tử luân hồi cứ nối tiếp và nối tiếp không ngừng nghỉ. Dù “tâm thức” là nhân tố chính đã chủ trì trên thân xác nầy, chúng ta cũng đừng quên sự bức bách của sáu tên “nội gian” mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Chúng chính là những tên giặc làm mối lái dẫn cướp vào nhà lấy hết của quí từ “chơn tâm” của chúng ta. Chúng bức bách “tâm thức” gây tội tạo nghiệp và vướng lấy não phiền, nghiệp và khổ.

Trong trùng điệp luân hồi sanh tử, người nầy mắc nợ người kia, người kia trả nợ cho người nầy, cứ như thế mà trầm luân trong vạn triệu kiếp. Vì tham dục và luyến ái mà người nầy yêu cái tâm người kia, người kia yêu cái sắc của người nọ. Người con Phật phải lắng nghe lời Phật dạy” “Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng… là ác, là những nhân tố gây tội tạo nghiệp của chúng sanh. Muốn chấm dứt gây tội tạo nghiệp, chúng sanh chỉ có con đường duy nhất là không tham, không sân, không si, không mạn nghi tà kiến, không sát đạo dâm vọng.

Người con Phật nên lắng nghe lời Phật dạy, mắt không thấy, miệng không thèm, tai không nghe, mũi không ngữi, ý không nghĩ, thân không xúc chạm… thì tự nhiên không còn gây tội tạo nghiệp. Do đó mà phiền não, nghiệp và khổ báo cũng đoạn tận. Tuy nhiên, làm sao mắt không thấy, tai không nghe, mũi không ngữi… khi phàm phu vẫn khó bỏ. Khi nghe lời khen tiếng hay thì mắt rực sáng, lòng sanh vui và ưa thích; ngược lại khi nghe thấy những lời trái tai gai mắt thì liền sanh tâm sân hận và giận dữ. Khi mắt nhìn thấy sắc đẹp thì rực rỡ lên với lòng ham muốn cực độ, muốn chiếm hữu cho bằng được. Rồi mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy, nghe mùi là muốn ngữi, nghe vị là muốn nếm, thấy êm ả là muốn xúc chạm và tâm ý lúc nào cũng bồng bềnh đến những phương trời vô định. Thật khó tu giác ngộ và giải thoát quá !

Trước khi nhập diệt, Đức Thích Tôn Từ Phụ đã phủ nhận: “Trong suốt 49 năm hoằng hóa, ta không hề nói một lời nào.” Ngài muốn nhắn gì với chúng ta hỡi những người con Phật? Đâu phải Ngài chưa từng dạy, hay chưa từng nói một lời. Tuy nhiên, Ngài phải nói lên một sự thật về sự mê chấp của chúng sanh. Chính những mê chấp âm thanh và sắc tướng nầy đã đưa chúng sanh đến chỗ tạo thêm tội và gây thêm nghiệp và càng làm cho chúng sanh xa rời mục đích tối quan trọng là giải thoát. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đã từ vô thỉ xúi dục chúng sanh đeo mang quá nhiều phiền não, nghiệp chướng và khổ báo. Chính những oan nghiệt nầy đã lôi cuốn chúng sanh lăn trôi trong nhiều đời nhiều kiếp. Những chủng tử nghiệp lực nầy cô đọng lại thành một khối vô minh khó bỏ, khó gỡ.

Cẩn mật tu hành để tránh rơi vào ma nghiệp

Cho đến nỗi dù Phật có thị hiện và mách bảo rằng trong chúng ta ai cũng có Phật tánh, chưa chắc gì đã đánh thức được chúng ta. Người con Phật muốn bước qua nẻo trầm luân để trở về với chơn tâm thật tánh, phải luôn tu tâm dưỡng tánh để tạo thiện nghiệp, luôn học hỏi để cải tiến tự thân tự tâm, luôn tránh ác nghiệp… mới mong có một ngày tận diệt được phiền não chướng. Còn về nghiệp chướng và khổ báo, chúng ta phải luôn thành tâm sám hối. Sám kỳ tiền khiên, hối kỳ hậu quá. Phải luôn thật sự sám hối để thấy rằng si mê ái dục chỉ dẫn đến trọn đời mê say trụy lạc trong bã vật chất vinh hoa, mùi phú quí mà không bao giờ biết đủ để rồi sẽ phải mãi mãi trầm luân đau khổ. Sám hối để chẳng những dứt trừ nghiệp chướng và khổ báo, mà thân tâm nhờ đó sẽ ngập tràn những yêu thương, vị tha bác ái và từ bi hỉ xả.

Đức Từ Phụ đã chấm dứt gây tội tạo nghiệp và đã vào cửa đạo bằng con đường nầy. Chúng ta không có con đường nào khác đâu quý vị ơi! Hỡi những con người đang mãi mê với nhàn hí luận! Hãy mau quay trở về tu y như Phật. Đừng phí thêm thời giờ chạy đông chạy tây nữa, đừng tiếp tục hướng ngoại cầu hình, cũng đừng tham chấp vào chỉ một việc “tọa thiền” mà e rằng vướng phải “thiền bịnh.” Hãy suy gẫm lại bài học mà năm xưa Nam Nhạc Hoài Nhượng đã vì thương xót và muốn ân độ cho Mã Tổ với một câu ngắn gọn: “Ngồi thiền để thành Phật cũng giống như mài gạch để làm gương soi vậy.” Trong việc tu tập, muốn diệt trừ phiền não, phải tu tâm dưỡng tánh, phải nhẫn những cái đáng nhẫn, và nhẫn cả những cái không đáng nhẫn, phải bố thí lợi tha, phải trì giới một cách tinh tấn. Muốn chấm dứt nghiệp chướng và khổ báo, phải sám hối cả tiền khiên lẫn hậu quá.

Ngoài ra, phải tỏa rộng lòng từ bi hỉ xả, bác ái vị tha, bất cứ phước đức nào có thể tạo được thì không nên bỏ lở cơ hội, từ việc đến chùa làm công quả đến việc xây chùa dựng tháp. Người con Phật chơn thuần nên luôn nhớ rằng “thiền” chỉ là một phần sáu của Lục Độ Ba La Mật. Chính vì vậy mà Nam Nhạc Hoài Nhượng đã thẳng thừng đánh thức “tâm thức” của Mã Tổ bằng cách mài gạch làm gương soi để đem so với việc Mã Tổ ngồi thiền để làm Phật. Thật tình mà nói, với những bậc thượng căn thượng trí, đã tu từ quá nhiều đời kiếp, đã gần như bước qua con đường trầm luân tiến hóa, đã không còn tạo bất cứ ác nghiệp nào, ngược lại các ngài đã từng tạo quá nhiều thiện nghiệp, nên chi sự luân hồi gần như sắp dứt, sự lôi cuốn của nghiệp lực nếu có cũng quá mỏng, và Phật tánh sắp sửa hiển bày.

Các bậc nầy chỉ cần “thiền” một mạch là có thể đi đến đại định và phát huệ một cách dễ dàng ngay trong đời nầy kiếp nầy. Lục Tổ Huệ Năng là một thí dụ điển hình. Còn đa phần chúng ta, đã đeo mang quá nhiều phiền não, nghiệp chướng và khổ báo, những chủng tử nghiệp lực oan nghiệt nầy đã chất chồng từ nhiều đời nhiều kiếp thành một khối vô minh khó bỏ, khó gỡ. Thế mà chúng ta cứ cố chấp, cống cao, ngã mạn, hay thậm chí còn đi bài bác công kích những người sơ cơ đến chùa làm công quả. Phật tử ơi! Trong vòng Ta Bà lên xuống xuống lên nầy, biết ai sơ cơ, ai không? Đừng bao giờ nhìn ai bằng cặp mắt kính màu phân biệt đó. Hãy cố mà tu sửa cho đúng với chánh đạo để tự mình cởi trói. Hãy làm bất cứ thứ gì có thể làm được để triệt tiêu ác nghiệp, đồng thời tăng trưởng thiện nghiệp.

Thiền, định, huệ có được sự ổn định của nghiệp lực tác động trên thân nghiệp và tâm nghiệp trong nhiều kiếp đời cũng như trong hiện tại. Phật tử chơn thuần phải thấy cho rõ phải hiểu cho thấu ngay chỗ nầy để tránh cái cảnh hết ngày dài rồi lại đêm thâu “mài gạch làm gương soi.” Hãy cố mà tu hành ngay từ bây giờ “làm lành, lánh ác, giữ cho tâm trí thanh tịnh,” để nhờ thiện duyên tu học nầy mà nghiệp lực sẽ mỏng dần và có thể kiếp nầy hoặc kiếp lai sanh, qua công năng tu tập của mình sẽ hóa giải những duyên nghiệp. Cứ thế mà tiếp tục vừa giải nghiệp, vừa thiền định cho đến khi gạo trắng nước trong như Lục Tổ năm xưa. Người con Phật tại gia không có cách nào khác hơn là vừa giải nghiệp, vừa thiền định nầy đâu. Nghĩa là vẫn sống trong đời nhưng phải luôn có thiền định để không tạo thêm nghiệp mới, do đó mà màn vô minh cũng từ từ mỏng dần theo thời gian.

Thiền, định, huệ có được sự ổn định của nghiệp lực tác động trên thân nghiệp và tâm nghiệp trong nhiều kiếp đời cũng như trong hiện tại.

Thiền, định, huệ có được sự ổn định của nghiệp lực tác động trên thân nghiệp và tâm nghiệp trong nhiều kiếp đời cũng như trong hiện tại.

Tu là chuyển nghiệp

Người con Phật chơn thuần quyết không làm kéc học tiếng người, chỉ lập đi lập lại những lời chư Phật chư Tổ đã nói, mà không chịu hành trì thì có ích chi? Ngày xưa, lúc dạy đệ tử, có những vị Tổ phải dùng đến những tiếng thét tiếng la để cảnh tỉnh quần sanh, còn chúng ta u mê còn đầy thì la hét để cảnh tỉnh ai đây? Chư Phật và chư Tổ là những bậc đại giác, các Ngài đang đứng trên bờ vực thẳm nhìn thấy chúng sanh đang lặn ngụp trong bể khổ nên các Ngài phải lớn tiếng cảnh tỉnh chúng ta. Còn chúng ta, những phàm nhân đang lặn ngụp trong bể ái hà thì cho dù có nói đúng y ngôn ngữ của các Ngài, cũng không cảnh tỉnh được ai.

Người con Phật hãy chấm dứt ngay lối hí luận điên rồ của những chúng sinh địa ngục; “không thiện, không ác, trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật.” Vâng! Với bậc thượng căn thượng trí, các ngài đã nhiều đời kiếp tu theo chánh pháp, các ngài đã cắt đứt mọi tư tưởng và hành động có thể tạo ra nghiệp thế, nên các ngài còn cần chi thiện ác của thế gian? Các ngài chỉ cần “trực chỉ nhân tâm là lập tức kiến tánh thành Phật.” Còn chúng ta? Từ vô thỉ đã lăn trôi tạo nghiệp, mà đa phần là ác nghiệp. Bây giờ biểu không thiện không ác, thì e rằng khó quá! Thôi thì hãy đi từ từ bằng cách chấm dứt gây tội tạo nghiệp, luôn trau dồi những hạnh lành, luôn thiền định để từ từ cởi bỏ và thanh lọc cái bản thể tứ đại nầy cho ngày một thanh sạch hơn. Dù có định thì cũng chỉ là cái định của cõi Ta Bà ô trược, chúng ta phải tự biết như vậy để tự nhủ mình tiếp tục thầm thầm tu đạo, tiếp tục thầm thầm thiền định. Làm được như vậy thì khỏi nói khỏi rằng, chắc chắn một ngày không xa nào đó huệ sẽ phát và sen sẽ vươn khỏi bùn để tỏa ngát hương thơm ngào ngạt.

Trích "Đạo Phật trong đời sống"

Thiện Phúc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm