Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/06/2020, 17:00 PM

Cổ tự 2.000 năm tuổi: Trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Chùa Dâu ở Bắc Ninh là nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp - bốn vị nữ thần tương ứng với các hiện tượng mây, gió, sấm, chớp.

 Chùa Từ Hiếu - Ngôi cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế

Chùa Dâu ở Bắc Ninh là nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp - bốn vị nữ thần tương ứng với các hiện tượng mây, gió, sấm, chớp.

Chùa Dâu ở Bắc Ninh là nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp - bốn vị nữ thần tương ứng với các hiện tượng mây, gió, sấm, chớp.

Chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được khởi dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 ở vùng Dâu, thành Luy Lâu. Nơi đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam và nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp - 4 vị nữ thần hình thành từ sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Mặt trước chùa Dâu nhìn từ khoảng sân hướng ra đường quốc lộ 17.

Điểm nhấn về kiến trúc của chùa Dâu là tháp Hòa Phong cao khoảng 17 m nằm giữa sân. Toà tháp có kết cấu bằng gạch mộc nung thủ công. Năm 1313, dưới triều của vua Trần Anh Tông, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã tu bổ chùa và cho xây dựng ngôi tháp 9 tầng, đến nay chỉ còn lại 3. Trên tầng hai của tháp có tấm bảng khắc ba chữ “Hòa Phong tháp”. Bên trái tòa tháp là tấm bia đá dựng năm 1738, bên phải là tượng cừu đá có từ 1.800 năm trước.

Điểm nhấn về kiến trúc của chùa Dâu là tháp Hòa Phong cao khoảng 17 m nằm giữa sân. Toà tháp có kết cấu bằng gạch mộc nung thủ công. Năm 1313, dưới triều của vua Trần Anh Tông, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã tu bổ chùa và cho xây dựng ngôi tháp 9 tầng, đến nay chỉ còn lại 3. Trên tầng hai của tháp có tấm bảng khắc ba chữ “Hòa Phong tháp”. Bên trái tòa tháp là tấm bia đá dựng năm 1738, bên phải là tượng cừu đá có từ 1.800 năm trước.

Bên trong tháp có bộ chuông khánh bằng đồng đúc lần lượt vào năm 1793 và 1817. Khi xưa, trong dân gian lưu truyền câu thơ về tháp: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”.

Bên trong tháp có bộ chuông khánh bằng đồng đúc lần lượt vào năm 1793 và 1817. Khi xưa, trong dân gian lưu truyền câu thơ về tháp: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”.

Tháp Hoà Phong có 4 cửa vòm ở mỗi tầng. Tại các góc ở chân tháp có bệ thờ “Tứ vị Thiên Vương” với quan niệm đây là các vị thần cai quản bốn phương trời. Tượng làm từ gỗ phủ sơn, cao 1,6 m và có niên đại từ thế kỷ 18.

Tháp Hoà Phong có 4 cửa vòm ở mỗi tầng. Tại các góc ở chân tháp có bệ thờ “Tứ vị Thiên Vương” với quan niệm đây là các vị thần cai quản bốn phương trời. Tượng làm từ gỗ phủ sơn, cao 1,6 m và có niên đại từ thế kỷ 18.

Gian thiêu hương của chùa nằm ở chính giữa với bàn thờ đặt tượng Cửu Long, hành lang hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái Tử và Mạc Đĩnh Chi. Chùa Dâu có kiến trúc theo lối “nội công ngoại quốc” với hai hành lang dài nối nhà tiền đường ở phía trước với hậu đường (còn gọi là nhà tổ hay nhà tăng) phía sau, tạo thành tổng thể hình chữ nhật bao lấy nhà thiêu hương, thượng điện và các kiến trúc khác ở giữa.

Gian thiêu hương của chùa nằm ở chính giữa với bàn thờ đặt tượng Cửu Long, hành lang hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái Tử và Mạc Đĩnh Chi. Chùa Dâu có kiến trúc theo lối “nội công ngoại quốc” với hai hành lang dài nối nhà tiền đường ở phía trước với hậu đường (còn gọi là nhà tổ hay nhà tăng) phía sau, tạo thành tổng thể hình chữ nhật bao lấy nhà thiêu hương, thượng điện và các kiến trúc khác ở giữa.

Tại nhà thượng điện, bục cao nhất của gian giữa đặt pho tượng bà Dâu hay nữ thần Pháp Vân, một trong Tứ Pháp, theo tín ngưỡng bản địa của người Việt kết hợp với Phật giáo Ấn Độ. Tứ Pháp gồm các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện tương ứng với các hiện tượng tự nhiên là mây, gió, sấm, chớp. Chất liệu tạo nên bộ tượng đến nay vẫn chưa có câu trả lời khoa học, chỉ dựa vào truyền thuyết là gỗ cây dung thụ. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Toàn công bố trên tạp chí Di sản văn hóa năm 2006, dung thụ có thể là một loại cây không có thật với ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn. Chất liệu làm nên bốn bức tượng theo phỏng đoán là một cây cổ thụ trong chốn rừng thiêng.

Tại nhà thượng điện, bục cao nhất của gian giữa đặt pho tượng bà Dâu hay nữ thần Pháp Vân, một trong Tứ Pháp, theo tín ngưỡng bản địa của người Việt kết hợp với Phật giáo Ấn Độ. Tứ Pháp gồm các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện tương ứng với các hiện tượng tự nhiên là mây, gió, sấm, chớp. Chất liệu tạo nên bộ tượng đến nay vẫn chưa có câu trả lời khoa học, chỉ dựa vào truyền thuyết là gỗ cây dung thụ. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Toàn công bố trên tạp chí Di sản văn hóa năm 2006, dung thụ có thể là một loại cây không có thật với ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn. Chất liệu làm nên bốn bức tượng theo phỏng đoán là một cây cổ thụ trong chốn rừng thiêng.

Phía dưới Pháp Vân là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ ở hai bên đang thực hiện một điệu múa cổ xưa. Trong ảnh là chân dung pho tượng Ngọc Nữ có niên đại từ thế kỷ 18. Đặt trước tượng Pháp Vân là hộp đựng Thạch Quang, viên đá nằm trong thân cây dung thụ tạc nên tượng Tứ Pháp mà theo sự tích là hoá thân của con gái vị tăng sĩ Ấn Độ, Khâu Đà La và bà Man Nương người Luy Lâu, học trò của ông.

Phía dưới Pháp Vân là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ ở hai bên đang thực hiện một điệu múa cổ xưa. Trong ảnh là chân dung pho tượng Ngọc Nữ có niên đại từ thế kỷ 18. Đặt trước tượng Pháp Vân là hộp đựng Thạch Quang, viên đá nằm trong thân cây dung thụ tạc nên tượng Tứ Pháp mà theo sự tích là hoá thân của con gái vị tăng sĩ Ấn Độ, Khâu Đà La và bà Man Nương người Luy Lâu, học trò của ông.

Tiền đường của chùa là nơi đặt tượng Hộ pháp, Bát bộ Kim Cương (trong hình), Đức Ông, Đức Thánh Hiền đa phần đều có niên đại từ thế kỷ 18. Vị trí tiền đường nằm trước mặt gian thiêu hương theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”.

Tiền đường của chùa là nơi đặt tượng Hộ pháp, Bát bộ Kim Cương (trong hình), Đức Ông, Đức Thánh Hiền đa phần đều có niên đại từ thế kỷ 18. Vị trí tiền đường nằm trước mặt gian thiêu hương theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”.

Hai dãy hàng lang song song với nhau, nối tiền thất và hậu đường, là nơi thờ Thập bát La Hán - 18 đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán.

Hai dãy hàng lang song song với nhau, nối tiền thất và hậu đường, là nơi thờ Thập bát La Hán - 18 đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán.

Chân dung một bức tượng La Hán tại chùa Dâu. Hình tượng Thập bát La hán là chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo, xuất hiện nhiều nhất ở Trung Quốc và Việt Nam trong các tác phẩm điêu khắc, hội họa.

Chân dung một bức tượng La Hán tại chùa Dâu. Hình tượng Thập bát La hán là chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo, xuất hiện nhiều nhất ở Trung Quốc và Việt Nam trong các tác phẩm điêu khắc, hội họa.

Khoảng sân chùa nhìn ra tháp Hòa Phong. Tại chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm được coi là mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam. Chùa Dâu là niềm tự hào của xứ Kinh Bắc xưa nay, đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Khoảng sân chùa nhìn ra tháp Hòa Phong. Tại chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm được coi là mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam. Chùa Dâu là niềm tự hào của xứ Kinh Bắc xưa nay, đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Vườn tháp hiện có 8 tháp gạch là nơi yên nghỉ của các vị sư từng tu tại chùa, có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn, khoảng từ thế kỷ 14 đến 19.

Vườn tháp hiện có 8 tháp gạch là nơi yên nghỉ của các vị sư từng tu tại chùa, có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn, khoảng từ thế kỷ 14 đến 19.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm