Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 31/08/2023, 08:15 AM

Con người từ đâu có và khi chết còn hay mất?

Câu hỏi này rất khó trả lời, nhưng chúng tôi cũng dùng phương tiện tạm trả lời cho quý Phật tử hiểu. Con người từ đâu có, nếu trả lời theo thực tế thì dễ lắm!

01

Con người từ đâu có, nếu trả lời theo thực tế thì dễ lắm!

- Từ cha mẹ mà có mình phải không?

Còn hỏi con người nguyên thủy từ đâu có?

Nghĩa là từ đâu có con người ban đầu thì hơi khó một chút.

Vì trong nhà Phật không trả lời đơn giản từ cái nào có, mà nhà Phật luôn luôn nói con người từ nhân duyên mà có.

Đối với cái nhìn của Phật giáo không có cái gì từ một nhân mà thành, nó không tự có cái đầu tiên, mà do nhiều nhân duyên hợp lại.

Cho nên hỏi từ đâu mà có con người thì nhà Phật nói:

Từ nhân duyên mà có con người.

Nói như vậy nhiều người không thỏa mãn, họ muốn có ai đó sanh ra con người, như nói tạo hóa sanh ra con người chẳng hạn, nhưng nhà Phật không chấp nhận lý đó.

Theo Phật thì không có cái gì từ một nhân mà thành, mà phải đủ nhân đủ duyên mới được sanh ra.

Hiện giờ khoa học cũng thừa nhận muôn sự muôn vật ở thế gian không đơn thuần từ một nhân được thành, mà phải có nhiều nhân duyên hợp lại mới thành.

Tinh thần khoa học và Phật học cũng đồng như vậy.

Hỏi người chết rồi còn hay mất?

Nếu nói tổng quát là mất, nhưng mất cái tứ đại tạm bợ giả hợp chớ bản chất của tứ đại thì không mất.

Cũng vậy, về phần tinh thần tạm mất cái giả tướng tụ hợp tạm gá nơi cơ thể này (vì thân mất không còn gá được nữa) chớ không phải là mất hẳn.

Con người sinh ra là để nhận cái chết

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa cúng Rằm tháng 10

Kiến thức 15:04 15/11/2024

Rằm tháng 10 là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa tâm linh và truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để mọi người không chỉ tri ân tổ tiên mà còn tạo cơ hội tích phước lành, sống hướng thiện và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Thiền trong mỗi phút giây 

Kiến thức 14:37 15/11/2024

Chúng ta nên đưa sự thực tập trong thiền đường vào trong đời sống hàng ngày. Thực tập như thế nào để hiểu được cảm thọ, tri giác của mình. Chúng ta không chỉ xử lý cảm thọ, tri giác trong lúc ngồi thiền mà phải xử lý chúng suốt ngày.

Hóa nhân thuyết pháp

Kiến thức 10:52 15/11/2024

Vua Đường Văn Tông rất thích ăn sò ốc, dân chúng ven biển ngày nào cũng bắt dâng nộp triều đình. Có một lần, người đầu bếp đang luộc ốc, thấy có một con ốc hả miệng ra, trong vỏ có hình dáng giống như Bồ-tát Quán Âm, đầy đủ tướng thanh tịnh, hết sức trang nghiêm.

Một lần nổi giận, ba ngày chưa hồi phục

Kiến thức 10:30 15/11/2024

Có người ra bên ngoài nói lời thị phi hủy báng tôi, có đồng tu đến nói với tôi, người đó nói xấu thầy, hủy báng thầy. Họ vừa mở lời, tôi liền không cho họ nói thêm nữa, họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc! Họ hỏi, vì sao vậy?

Xem thêm