Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/06/2022, 09:33 AM

Trong cuộc sống có nhiều cái chết khác nhau, lý do vì sao?

Trong nhà Phật khi một người nhắm mắt thì cũng chỉ nằm 1 trong 4 nguyên nhân dẫn đến cái chết:

Đức Phật nói là nhân duyên bệnh của vị Thầy này là do nghiệp kiếp trước.

Đức Phật nói là nhân duyên bệnh của vị Thầy này là do nghiệp kiếp trước.

Thứ nhất: Hết tuổi thọ.

Thứ hai: Hết nghiệp. Nghiệp của mỗi người khi sống trong cuộc đời này không thể nói trước được quý vị ạ. Mà cái nghiệp mình có thể sống bao nhiêu lâu thì mình không thể biết được. Đức Phật dạy trong một bài Kinh Tăng Chi rằng mình không biết được mình sẽ sống bao lâu và mình cũng không thể biết được mình sẽ chết lúc nào, chết ở đâu. Có thể nghiệp của mình là 50 tuổi hoặc 70 tuổi,…

Thứ ba: Hết tuổi thọ và hết nghiệp đến cùng một lần. Ở trường hợp này giống như hình ảnh quý vị đốt một ngọn đèn lên, còn dầu thì đèn mới cháy, còn dầu mà hết tim đèn sẽ không cháy được và ngược lại. Dầu với tim đèn giống như thọ mạng và nghiệp của chúng ta vậy, cả tim và dầu hết cùng một lúc.

Thứ tư: Chết bất đắc kỳ tử (chết oan). Đa phần trong 3 cái chết đầu tiên thì mình bị động không thể nào cố gắng hơn được. Nhưng sang lý do cái chết thứ 4 thì mình có thể làm chủ được. Ví dụ như đáng lẽ tuổi thọ và nghiệp của mình sống tận 70 tuổi mới chết vậy mà năm 30 tuổi vì buồn một chuyện gì đó mà mình không tu tập, không làm chủ được cảm xúc lại chọn đi tự tử hoặc đi đua xe đâm đầu vô xe tải, như vậy là không biết giữ thân thể của mình. Cũng như nếu mình chỉ mải mê lo làm việc dẫn đến quá sức bị đột quỵ thì xem chừng cái chết đó không phải do nghiệp mà là do mình không biết chăm sóc sức khỏe, lo cho bản thân mình. Quý vị hãy nghiệm lại xem có phải cuộc sống của mình thường rất nhiều người chết vì cái chết thứ 4 không? Điều đó thật đáng buồn. Cho nên mình phải cố gắng giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều độ để có thể tu tập, sống tốt cho cuộc đời, nếu cái chết có đến thì mình cũng an tâm ra đi.

Thầy Thiện Tuệ trả lời vấn đáp Phật Pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm