Công đức bố thí Pháp bất khả tư nghì
Người Phật tử tu Tịnh Độ đang ngày đêm chuyên tu Pháp môn niệm Phật, ai ai cũng mong rằng khi bỏ báo thân này sẽ vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc Quốc, Thế giới của Đức Phật A Di Đà.
Cũng như quý vị đang hành trì Pháp Thiền Tông, Mật Tông… mà mình đã chọn, để đạt đến cứu cánh Niết Bàn, cũng cần tu thêm Pháp Bố Thí.
Ví như trong những bữa ăn, cơm là chính nhưng cũng cần phải có rau, có tương, có vị cay vị mặn để cho bữa cơm hợp khẩu vị mà thêm được nhiều dinh dưỡng.
Cũng như thế, ngoài tu huệ ra để hổ trợ cho Pháp tu của mình, Phật tử chúng ta cũng cần nên tu phước, để được là phước huệ song tu ( 福 慧 雙 修 ).
Tu phước như thế nào để có được công đức, mà không bị vướng mắc, không bị tái sanh trở lại thế giới Ta Bà hưởng quả phước Nhân Thiên.
Nếu như chúng ta vướng vào quả phước Nhân Thiên, tuy đời sau sung sướng về vật chất nhưng sẽ mãi trầm luân trong thế giới Ta Bà này, quên đi hạnh nguyện vãng sanh, hạnh nguyện giải thoát đến Niết Bàn của người Phật tử.
Và tu Phước thì phải tu như thế nào để trước giúp cho chúng sinh được giác ngộ Phật Pháp, sau đem phước đó hổ trợ thiết thực và hiệu quả cho người Phật tử đang hành trì vào Pháp môn tu của mình.
Với 8 vạn 4 ngàn Pháp môn tu, trong đó có pháp tu bố thí.
Bố thí cũng là 1 Pháp tu đứng đầu trong Lục độ Ba La Mật (六 度 菠 羅 密):
1. Bố thí ( 布 施 )
2. Trì giới ( 持 誡 )
3. Nhẫn nhục ( 忍 波 )
4. Tinh tấn ( 精 進 )
5. Thiền định ( 禪 波 )
6. Trí huệ ( 智 慧 ) .
Bố thí gồm có 3: Tài thí, Vô úy thí và Pháp thí.
1. Tài thí ( 財 施 ) gồm có:
– Ngoại tài thí (外 財 施 ): Đem của cải, tài sản ngòai thân ta như: áo quần , tiền bạc gạo thóc….giúp cho kẻ có hoàn cảnh khó khăn, đó là Ngoại tài thí.
– Nội tài thí 內 財 施: Đem tài sản quý giá trong thân ta để cho, tặng để cứu mạng cho người thân hoặc người khác đang bệnh lâm nguy như hiến mô, hiến giác mạc mắt, hiến gan, hiến thận, hiến máu….gọi là Nội tài thí.
2. Vô uý thí 無 畏 施: Người đang sợ hãi, lo âu việc gì đó mà ta đến bảo vệ, giúp đỡ, an ủi khiến cho họ an vui….gọi là Vô úy thí.
Ngoài những pháp Bố thí trên, có một Pháp Bố thí mà công đức vượt hơn cả các việc Bố thí khác. Đó là:
3. Pháp thí 法 施: Chư Tăng Ni thì tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự, chư Tăng Ni thay mặt đức Phật hoằng dương Chánh Pháp, đem giáo Pháp của Như Lai đến với chúng sanh, khiến cho chúng sanh giác ngộ, bỏ ác làm lành, tu nhân giải thoát là việc lớn của các ngài.
Người Phật tử chúng ta có được giáo Pháp mà tu hành hôm nay là nhờ ơn Phật, ơn Pháp, ơn Tăng.
Nhờ ơn Tam Bảo, ngày nay chúng ta là người Phật tử đã giác ngộ, chúng ta đang đi trên đường giải thoát, chúng ta phải nhớ ơn và đền ơn Tam Bảo ( 知 恩 報 恩 三 寶 ).
Đền ơn Tam Bảo có rất nhiều cách, trong đó làm cho mọi người điều giác ngộ Phật Pháp như mình , bỏ ác làm lành tu nhân giải thoát là cách đền ơn Tam Bảo thiết thực và lợi ích nhất.
Để làm những điều trên chúng ta phải “Tu hạnh Bố thí Pháp”.
– Nếu như có gười mang bạc tiền, thuốc men….giúp cho người đang hoạn nạn , khốn khổ thì công đức nhiều không thể kể xiếc, đời sau được giàu có, khỏe mạnh, thế nhưng việc này không phải ai cũng phát tâm làm được.
– Nếu như có người đem một phần thân thể mình (hiến tạng, hiến máu …) đến với người thân gia đình đã là khó, mà cho người xa lạ đang bệnh để cứu họ, để ta được công đức kiếp sau thân thể khỏe mạnh… là việc khó hơn nữa.
Nhưng người Phật tử nghĩ đến Pháp Phật mà san sẻ những lời Phật dạy cho mọi người cùng giác ngộ (bỏ ác làm lành, tu nhân giải thoát) bằng cách bỏ tiền ra in, ấn tống, cúng dường Kinh Phật, hình tượng Phật đến với các chùa vùng sâu vùng xa để cúng dường, tặng miễn phí đến với mọi người để họ có Kinh đọc tụng, có hình tượng Phật lễ bái, là việc làm có công đức vô lượng vô biên, bất khả tư nghì. Thế nhưng người có niềm tin và hiểu ra làm việc này còn khó hơn trong những cái khó trên.
Tâm bố thí có 2:
Bố thí có điều kiện và Bố thí vô điều kiện
Thế nào là bố thí có điều kiện?
Sau khi anh nhận của tôi, anh phải làm theo ý tôi, ví dụ: anh phải hoàn lại 1/10 trị giá của cái đó…
Thế nào là bố thí vô điều kiện?
Là bố thí Ba La Mật (布 施 菠 羅 密 ): Khi người Phật tử nhớ ơn và muốn đền ơn Tam Bảo và chúng sanh, muốn buông xả để thoát ly tam giới, tin và hiểu rõ việc Pháp thí là vô lượng đem lợi ích cho chúng sanh, hoan hỷ đem tài chánh, công sức ra ấn tống cúng dường , tặng miễn phí rồi không còn nhớ nghĩ việc mình vừa làm, rồi tiếp tục làm lần khác , rồi quên, rồi tiếp tục …
Để chúng ta hiểu hơn việc làm lợi ích này, tôi xin trích lời Phật Thích Ca trong Kinh:
MƯỜI CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH, HÌNH TƯỢNG PHẬT
1. Những tội lỗi đã tạo từ trước, nhẹ thì được tiêu trừ, nặng thì chuyển thành nhẹ.
2. Thường được các thiện thần ủng hộ, tránh được tất cả tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, ngục tù.
3. Vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu oan trái của đời trước cũng như đời này.
4. Các vị hộ pháp thiện thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa ác quỷ, rắn độc hùm beo tránh xa không dám hãm hại.
5. Tâm được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộng. Diện mạo hiền sáng, mạnh khỏe an lành, việc làm thuận lợi, được kết quả tốt.
6.Chí thành hộ pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y phục đầy đủ, gia đình hòa thuận, phước lộc đời đời.
7. Lời nói việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến ngợi khen.
8. Ngu chuyển thành trí, bệnh lành mạnh khỏe, khốn nghèo chuyển thành thịnh đạt. Nhàm chán nữ thân, mệnh chung liền được nam thân.
9. Vĩnh viễn xa lìa đường ác, sanh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy.
10. Hay vì tất cả chúng sanh trồng các căn lành. Lấy tâm cầu của chúng sanh làm ruộng phước điền cho mình. Nhờ công đức ấy đạt được vô lượng phước quả thù thắng. Sanh ra nơi nào cũng thường thấy Phật, nghe Pháp phước huệ rộng lớn, chứng đạt lục thông, sớm thành Phật quả.
Ấn Quang Tổ Sư dạy:
Ấn tống kinh, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên gặp khi chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh, hãy tinh tấn phát tâm Bồ đề ấn tống, để trồng cội phước đức cho chính mình và thân bằng quyến thuộc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm