Công đức danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” không thể nghĩ bàn
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói với chúng ta: Một câu sáu chữ hồng danh "Nam Mô A Di Đà Phật" này quả đúng là thần chú vô thượng, đây là một sự thật không thể nào phủ nhận.
Vì định nghĩa của chú là tổng tất cả pháp, trì tất cả nghĩa. Một câu "Nam Mô A Di Đà Phật" này thật đúng là tổng tất cả pháp. Không chỉ là tất cả pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói trong 49 năm, thật sự là Ngài đã tổng hợp tất cả pháp của mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đã tuyên thuyết.
Cho nên đó đích thực là thần chú đứng đầu, là pháp môn đại tổng trì đứng đầu. Vì thế tận hư không khắp pháp giới, bất kể chúng sanh căn tánh như thế nào, gặp được thần chú này, gặp được danh hiệu "A Di Đà Phật" thì không có một người nào mà không được độ. Cái ý này cũng như phần trước đã nói, tức là ý nghĩa thứ năm ở trong cái chú này là có sự gia trì của uy thần không thể nghĩ bàn.
Tại sao Nam Mô A Di Đà Phật là bao quát hết tám vạn bốn ngàn pháp môn?
Danh hiệu "A Di Đà Phật" là sự gia trì uy thần không thể nghĩ bàn của mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai, vì thế bất kể chúng sanh nào, cho dù chúng sanh đó tội nghiệp cực nặng, tạo tác ngũ nghịch thập ác, chúng sanh cõi địa ngục A Tỳ cũng có thể vì đó mà được độ, cũng có thể vì đó mà một đời viên thành Phật đạo. Đây là sự thật không thể nghĩ bàn, là sự kỳ vọng thiết tha chân thật của chư Phật Như Lai đối với tất cả chúng sanh.
Trước đây có người đưa ra một vấn đề, hỏi rằng có phải Phật thật sự có vạn đức vạn năng hay không? Hay là vạn đức vạn năng chỉ để tán thán Phật mà thôi và Phật hoàn toàn không có trí tuệ cứu cánh viên mãn, đức năng viên mãn thật sự? Chúng tôi lúc mới học, quả thật rất khó giải đáp vấn đề này. Mãi đến sau này, chúng tôi đã đọc rất nhiều kinh luận liễu nghĩa của đại thừa, đọc đến kinh Vô Lượng Thọ thì mới chợt hiểu ra, thực sự hiểu được đức năng của Phật quả thật là viên mãn.
Viên mãn đến mức nào vậy? Con người này tạo tác tội nghiệp, lập tức phải bị đọa địa ngục A Tỳ, vậy Phật có năng lực bảo họ lập tức thành Phật hay không? Nếu như Phật không có năng lực này, vậy thì đức năng này của Phật chỉ là tán thán chứ không phải chân thực. Hiện nay chúng ta chứng minh rồi, Phật quả thực đúng là có năng lực này. Thế thì tại sao Phật không độ hết tất cả những chúng sanh bị khổ bị nạn này vậy? Không phải Phật không có năng lực, mà là vì những người này không muốn tiếp nhận lời giáo huấn của Phật, thế thì hết cách rồi. Điều này ở trong kinh luận cũng thường nói, Phật không độ người không có duyên. Thế nào gọi là người không có duyên vậy? Là không nghe lời, không tin tưởng, không chịu tiếp nhận, không thể y giáo phụng hành. Loại người này thì Phật không thể độ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm