Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/11/2019, 08:57 AM

Công đức phóng sinh không thể nghĩ bàn

Phóng sinh có thể nuôi dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Trong khi thực hiện việc phóng sinh, chúng ta nhân đó có thể thấu hiểu được chân lý vạn vật đều bình đẳng, đều có cảm giác, đều có tánh Phật, đều có thể thành Phật.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Phóng sinh

Phóng sinh là gì? 

Nên khởi lòng bi mẫn phóng sanh, xem sinh mạng của loài vật như sinh mạng của chính mình. Được vậy thì sẽ chẳng cuồng vọng, điên đảo nữa; sẽ chẳng tạo nghiệp giết hại nữa; sẽ chẳng thiếu món nợ sát sanh nữa; sẽ chẳng phải luân hồi thọ báo nữa. Ảnh minh họa

Nên khởi lòng bi mẫn phóng sanh, xem sinh mạng của loài vật như sinh mạng của chính mình. Được vậy thì sẽ chẳng cuồng vọng, điên đảo nữa; sẽ chẳng tạo nghiệp giết hại nữa; sẽ chẳng thiếu món nợ sát sanh nữa; sẽ chẳng phải luân hồi thọ báo nữa. Ảnh minh họa

Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống.

Luận Đại Trí độ dạy rằng: “Chư dư tội trung sát nghiệp tối trọng, chư công đức trung phóng sanh đệ nhất”. “Trong tất cả các tội ác, tội sát sanh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, phóng sinh là công đức lớn nhất”.

Tại sao phải phóng sinh? Nói một cách đơn giản, phóng sinh tức là trả nợ, trả món nợ sát sinh mà chúng ta đã tạo sát nghiệp nặng nề từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay.

Bài liên quan

Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ác nghiệp này có hình tướng thì cho đến cùng tận hư không cũng không dung chứa hết”. Chúng ta ngay trong kiếp này tạo nghiệp giết hại chúng sinh quả thật đã không thể tính đếm được, huống chi là đã tạo trong nhiều đời nhiều kiếp!

Xét lại tự thân mình toàn thân đều là sát nghiệp, đã tạo biết bao nghiệp giết hại, chẳng tránh khỏi phải khủng hoảng, xấu hổ, thật không đất dung chứa! Sao có thể không tự mình kịp thời sám hối, cố gắng phóng sinh, hầu mong đền trả nợ nần trong muôn một! Việc phóng sinh có thể trưởng dưỡng tấm lòng từ bi của mình. Nên khởi lòng bi mẫn phóng sanh, xem sinh mạng của loài vật như sinh mạng của chính mình. Được vậy thì sẽ chẳng cuồng vọng, điên đảo nữa; sẽ chẳng tạo nghiệp giết hại nữa; sẽ chẳng thiếu món nợ sát sanh nữa; sẽ chẳng phải luân hồi thọ báo nữa.

Kinh Dược Sư Lưu Ly Bổn Nguyện Công Đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn. Người phóng sanh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn”.

Phóng sinh có những công đức gì?

Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là thân mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sanh. Cứu được thân mạng chúng sanh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật”. Ảnh minh họa

Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là thân mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sanh. Cứu được thân mạng chúng sanh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật”. Ảnh minh họa

Công đức phóng sinh rộng lớn vô biên, không thể tính đếm. Nay xin nói đại lược như sau:

1. Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát.

2. Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh tật.

3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp các tai nạn.

4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng.

5. Chỗ mong cầu được toại nguyện.

6. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hỷ.

7. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn, sầu não.

8. Vui hưởng an lành, quanh năm đều được an ổn.

9. Tái sanh về cõi trời, hưởng phước vô cùng. Nếu có tu Tịnh độ thì được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là thân mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sanh. Cứu được thân mạng chúng sanh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật”.

Sau khi phóng sinh, tự mình có những thay đổi gì?
Phóng sinh có thể nuôi dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Ảnh: Internet

Phóng sinh có thể nuôi dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Phóng sinh có thể nuôi dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Trong khi thực hiện việc phóng sinh, chúng ta nhân đó có thể thấu hiểu được chân lý vạn vật đều bình đẳng, đều có cảm giác, đều có tánh Phật, đều có thể thành Phật. Nhờ đó, chúng ta có thể khởi tâm từ bi với hết thảy chúng sinh, lại còn tôn trọng trân quý.

Tiến thêm một bước nữa, trong cuộc sống hằng ngày có thể thực hiện việc giới sát, ăn chay, cứu giúp sinh mạng muôn loài; các điều ác không làm, các điều thiện cố gắng làm; khởi tâm từ bi đối với tất cả muôn loài trên thế gian.

Nên biết rằng, tâm Phật là từ bi. Khi chúng ta trưởng dưỡng lòng từ bi thì tâm ta với tâm Phật hợp nhau, chư Phật hoan hỷ thì tự nhiên dễ có sự cảm ứng đạo giao, việc học Phật tự nhiên dễ dàng thành tựu.

Tuy nhiên để việc phóng sinh hợp đạo, hợp đời, có ý nghĩa chúng ta nên lưu ý:

Thứ nhất để việc phóng sinh hợp với đạo thì người Phật tử khi phóng sinh cần có cái tâm, phải vô tư, tự nhiên. Việc phóng sinh phải giúp con vật được sống một cách tự do.

Thứ hai việc phóng sinh đó phải hợp với văn hóa và không gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái thì việc phóng sinh ấy mới có ý nghĩa.

Để việc phóng sinh thực sự đúng với ý nghĩa của Phật giáo, chúng ta nên thực hiện nó một cách tự nhiên, xuất phát từ tâm của mỗi người. Nếu chúng ta đi đặt, thuê hoặc công khai thông tin sẽ phóng sinh ở đâu thì hành động phóng sinh đó sẽ mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu. Thậm chí nếu phóng sinh không đúng vô hình chung sẽ trở thành sát sinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm