Thứ tư, 20/02/2019, 06:15 AM

Hòa thượng Thích Gia Quang: Phóng sinh cần phải vô tư, tự nhiên theo đúng ý nghĩa của Phật giáo

Trong Phật giáo, phóng sinh được xem là một nét đẹp đã có từ lâu. Tuy nhiên để việc phóng sinh thực sự đúng nghĩa thì người Phật tử khi phóng sinh cần có cái tâm, phải vô tư, tự nhiên - Hòa thượng Thích Gia Quang chia sẻ.

>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Bài liên quan
Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Thông tin Truyền thông TƯ GHPGVN. Ảnh: Internet

Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Thông tin Truyền thông TƯ GHPGVN. Ảnh: Internet

Thưa thầy, nhân dịp đầu năm mới cũng như ngày rằm ngày mùng một, Phật tử thường đi phóng sinh, vậy xin thầy cho biết ý nghĩa của nghi thức phóng sinh trong Phật giáo là gì?

Phóng sinh từ lâu đã trở thành một nét đẹp của Phật giáo. Trong Đạo Phật, Đức Phật khuyên chúng ta không nên sát sinh mà còn nên phóng sinh. Phóng sinh tức là chúng ta đang trả lại đời sống tự do cho các con vật và làm cho môi trường sinh thái được tốt lên. Đây là việc làm rất có ý nghĩa.

Tuy nhiên phóng sinh phải làm sao phải đúng với cái tâm của mỗi người và việc phóng sinh tạo nên sự lợi lạc và có ý nghĩa với các con vật.

Thưa bạch thầy, hiện nay lợi dụng tâm lý của Phật tử, vào mỗi dịp phóng sinh đầu năm thì nhiều dịch vụ, hàng quán cung cấp đồ phóng sinh (chim, cá, rùa) được bày bán tràn lan ở các cổng chùa. Vậy theo giáo lý nhà Phật thầy có đánh giá như thế nào về việc làm này?

Nhìn tổng thể thì việc làm đó cũng bình thường vì nó phục vụ việc phóng sinh. Tuy nhiên xét trên phương diện văn hóa phóng sinh thì những hàng quán, dịch vụ đó theo tôi thấy chưa được đẹp so với ý nghĩa của việc phóng sinh.

Trong Phật giáo, phóng sinh được xem là một nét đẹp đã có từ lâu. Tuy nhiên để việc phóng sinh thực sự đúng nghĩa thì người Phật tử khi phóng sinh cần có cái tâm, phải vô tư, tự nhiên - Hòa thượng Thích Gia Quang.

Trong Phật giáo, phóng sinh được xem là một nét đẹp đã có từ lâu. Tuy nhiên để việc phóng sinh thực sự đúng nghĩa thì người Phật tử khi phóng sinh cần có cái tâm, phải vô tư, tự nhiên - Hòa thượng Thích Gia Quang.

Vâng như thầy vừa nói ở trên, việc phóng sinh ngoài ý nghĩa mang lại công đức theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì phóng sinh còn có một ý nghĩa khác nữa đó là bảo vệ môi trường tự nhiên. Thế nhưng hiện nay mặt trái của phóng sinh là ở rất nhiều nơi lại bày bán tràn lan rùa tai đỏ - là một trong những động vật ngoại lai gây ảnh hưởng tới các sinh vật sống xung quanh nó - tức là lại đi ngược lại với ý nghĩa của phóng sinh. Vậy thì thầy có lời khuyên gì để việc phóng sinh làm sao cho hợp với giáo lý nhà Phật đồng thời là để bảo vệ môi trường tự nhiên?

Về vấn đề này, chúng tôi đánh giá đó là việc làm phản tác dụng của việc phóng sinh vì phóng sinh không phải là thả con vật này để làm hại con vật khác.

Chúng tôi cũng hy vọng rằng quý Phật tử khi phóng sinh cần lựa chọn loại vật phóng sinh phù hợp, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên, ví dụ như cá giống…

Hàng quán cung cấp đồ phóng sinh (chim, cá, rùa) được bày bán tràn lan ở các cổng chùa, đường phố

Hàng quán cung cấp đồ phóng sinh (chim, cá, rùa) được bày bán tràn lan ở các cổng chùa, đường phố

Bạch thầy có lời khuyên gì nhắn nhủ cho quý Phật tử để việc phóng sinh cho hợp đạo và hợp đời, thưa thầy?

Thứ nhất để việc phóng sinh hợp với đạo thì người Phật tử khi phóng sinh cần có cái tâm, phải vô tư, tự nhiên. Việc phóng sinh phải giúp con vật được sống một cách tự do.

Thứ hai việc phóng sinh đó phải hợp với văn hóa và không gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái thì việc phóng sinh ấy mới có ý nghĩa.

Để việc phóng sinh thực sự đúng với ý nghĩa của Phật giáo, chúng ta nên thực hiện nó một cách tự nhiên, xuất phát từ tâm của mỗi người. Nếu chúng ta đi đặt, thuê hoặc công khai thông tin sẽ phóng sinh ở đâu thì hành động phóng sinh đó sẽ mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu. Thậm chí nếu phóng sinh không đúng vô hình chung sẽ trở thành sát sinh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Jun Phạm: "Tôi thích truyện tranh và đọc về Phật giáo"

Phỏng vấn 11:25 17/12/2024

Đối với ca sĩ Jun Phạm, các cuốn sách như những người bạn đã đồng hành cùng anh từ khi còn là cậu bé đến khi trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng.

Á hậu Hạnh Nguyên chuyển hóa nội tâm nhờ sách về Phật pháp

Phỏng vấn 09:37 12/12/2024

Á hậu Hạnh Nguyên chia sẻ về hành trình ăn chay đến tìm hiểu Phật pháp, thói quen đọc 5-20 trang sách mỗi ngày, cùng những tác động từ sách Phật pháp đến tư duy, cách sống và công việc.

Đỗ Thành Tín: “Âm thanh có khả năng giúp kết nối, hồi sinh…”

Phỏng vấn 11:39 11/12/2024

Đỗ Thành Tín, chuyên gia chuông xoay, nghệ sĩ và là người tổ chức liveshow “Thanh âm mùa tái sinh” diễn ra vào lúc 12h ngày 12/12 sắp tới tại TP.HCM…

Trò chuyện với một người trẻ tập "thiền động", yêu cây

Phỏng vấn 15:56 07/12/2024

Ở Đà Nẵng, có một bạn trẻ vô cùng yêu cây, mơ góp sức mình cho màu xanh đất mẹ - vị Bồ-tát từ bi nuôi dưỡng vạn loài. Đó là nhiếp ảnh gia 9x Đặng Công Lợi. Anh là chủ nhân của Fanpage “Thành phố màu xanh” và một kênh Vlog lan tỏa lối sống xanh.

Xem thêm