Thứ, 11/05/2020, 14:41 PM

Công đức xa lìa vọng ngữ

Người không nói dối nói lời chân thật khi nói ra có sức hấp dẫn thu hút người nghe đáng tin cậy ví như miệng có hương hoa tỏa ngát. Dù miệng người có cố tình làm cho thơm bằng các chất hương hoa tinh chế thế nào đi nữa, nhưng nói lời gian dối không thật lòng thì chẳng ai thích nghe cả.

Triết lý từ bi, ái ngữ trong nhà Phật - Giải pháp cho các vụ bạo hành học đường

Trong cuộc sống, lời nói rất quan trọng, nó có thể giúp con người nên danh thơm tiếng tốt, lưu danh muôn thuở và nó cũng có thể đưa con người xuống địa ngục hay chịu khổ về thể xác cũng như tinh thần. Tục ngữ có câu “Lời nói gói bạc”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hay ngược lại, “Con ếch chết vì cái miệng”. Cũng vì lẽ đó đức Phật với lòng từ bi vô ngần và trí tuệ siêu việt, Ngài đã nhìn thấu được điều này. Nên Ngài đã dạy trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo cho chúng sanh về các công đức xa lìa vọng ngữ như sau:

Miệng thường thanh tịnh thơm mùi hoa. Người không nói dối nói lời chân thật khi nói ra có sức hấp dẫn thu hút người nghe đáng tin cậy ví như miệng có hương hoa tỏa ngát. Ngược lại dù miệng người có cố tình làm cho thơm bằng các chất hương hoa tinh chế thế nào đi nữa, nhưng nói lời gian dối không thật lòng thì chẳng ai thích nghe cả. Mặc dù chưa đề cập đến phước báo miệng có mùi hương hoa thật sự khi ta nói lời chân thật.

Công đức xa lìa vọng ngữ 1

Trong cuộc sống, lời nói rất quan trọng, nó có thể giúp con người nên danh thơm tiếng tốt, lưu danh muôn thuở và nó cũng có thể đưa con người xuống địa ngục hay chịu khổ về thể xác cũng như tinh thần.

Nói lời ái ngữ

Được người đời tin phục. Đó là điều chắc chắn, vì sao? Vì người nói dối lợi mình, hại người thiếu suy nghĩ, nông cạn. Còn người có hiểu biết, biết thế nào là bốn sự thật (Tứ Đế), chánh kiến (trong bát chánh đạo), tin sâu lý nhân quả, trồng dưa ra dưa, gieo xoài hái xoài thì chẳng ai dạy nói dối bao giờ. Vì trong giao tiếp ứng xử, từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, ta muốn được mọi người tôn trọng hay ta muốn thành công trong vấn đề đối nhân xử thế cho dù bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi ta phải biết giữ chữ tín, có chữ tín thì người ta mới dám tin tưởng giao phó những nhiệm vụ, những trọng trách quan trọng. Mặc dù quyền thế, tiền tài danh lợi nó không phải là mục đích của ta mong cầu có chăng cũng chỉ là phù du giả tạm như mây bay gió thoảng, và cũng như đặt trọn niềm tin hay giao kết làm ăn. Ngược lại ta cũng vậy về mặt tâm lý con người thì chẳng khác nhau lắm chẳng ai mà dại đi “giao trứng cho ác”.

Mở lời thành chứng, trời người kính mến; Người không nói dối luôn biết cách dựa vào các cơ sở dữ liệu bằng chứng cụ thể để thiết phục người nghe, đối tác, đối phương không mơ hồ, ảo tưởng. Nên trời người luôn kính nể.

Thường dùng lời êm dịu an ủi chúng sanh; Người không nói dối vì tôn trọng người khác quý mến mọi người, cũng từ cái tâm tốt ấy nên thường thấy ai buồn rầu đau khổ thường dùng lời êm ái nhu hòa an ủi để cho người ấy bớt đau khổ.

Công đức xa lìa vọng ngữ 2

Khi ta không nói dối hay nói sai trái thường được sanh tâm hoan hỷ, cái vui được phát sanh từ chính nội tâm từ bỏ, buông xả ác pháp các điều bất thiện của mình.

Tác hại của lời nối dối

Được ý vui thù thắng ba nghiệp thanh tịnh. Người xưa có câu “Phúc từ miệng mà ra họa từ miệng mà vào” Nên giữ lời nói cho ngay thẳng chân thật thường được thân tâm tự tại an vui, do khởi niệm tác động nên chiêu cảm theo quy luật tự nhiên trong vũ trụ cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày không mấy khó nhận ra điều này chỉ cần tinh ý một tí là sẽ biết ngay.

Nói không sai lòng thường hoan hỷ. Con người chân chánh ai cũng có lòng hổ thẹn nhất là khi ta cố tình nói dối càng hổ thẹn hơn vì có thể lừa được người khác nhưng không dễ dàng gì lừa được chính bản thân mình. Nên khi ta không nói dối hay nói sai trái thường được sanh tâm hoan hỷ, cái vui được phát sanh từ chính nội tâm từ bỏ, buông xả ác pháp các điều bất thiện của mình.

Mở lời tôn trọng trời người vâng làm. Trong cuộc sống xã hội không phải có chức có quyền mà được người ta tôn trọng hay nể phục, người ta chỉ thật sự tôn trọng những gì hợp tình hợp lý nên tục ngữ có câu “Có lý thì đi tới đâu cũng thắng” mặc dầu tuổi tác chưa là bao nhiêu hay là thường dân không tên không tuổi, nhưng lời nói có lý lẽ, có uy tín thì trời người đều nghe, không phân biệt đó là ai.

Công đức xa lìa vọng ngữ 3

Con người chân chánh ai cũng có lòng hổ thẹn nhất là khi ta cố tình nói dối càng hổ thẹn hơn vì có thể lừa được người khác nhưng không dễ dàng gì lừa được chính bản thân mình.

Những lời nói dối trong đời của mẹ

Trí tuệ thù thắng không ai chế phục được. Khi nói dối tâm trí bất an thường có những quyết định do dự hành động sai lầm vì tâm dao động dẫn đến trí tuệ lu mờ. Ngược lại không nói dối sẽ được tâm an định dẫn đến trí tuệ sáng suốt hiểu thấu, biết rõ mọi chuyện không ai có thể lừa lọc đàn áp hay ám hại một cách dễ dàng được tự mình có thể tìm thấy con đường chơn chánh, sáng suốt cho chính mình bằng nhiều cách có thể từ những lời dạy của đức Phật, của thầy tổ hay thiện hữu tri thức v.v...

Nói chung, chúng ta nên xa lìa lời nói dối, đối với cư sĩ Phật tử trong thì được gia đình thân quyến tin yêu, ngoài thì bạn bè đồng nghiệp xã hội quý trọng, cuộc sống dễ dàng đạt được những kế hoạch mục tiêu đề ra cũng như thành công trong các lĩnh vực của mình lựa chọn hành động. Còn đối với người xuất gia thì được các thuận tiện, thuận duyên trên bước đường chuyển khổ thành vui, đổi mê ra ngộ và giải thoát khỏi khổ đau phiền não sanh tử luân hồi, từ thân tứ đại cho đến những tâm niệm vọng tưởng lăng xăng chợt sinh, chợt diệt, thể nghiệm thật sự như thế nào về những lời dạy thường gặp trong kinh A Hàm và Kinh Nikàya của đức Phật là “Phật Pháp đến để mà thấy”.

> Xem thêm video Ăn chay đối với giới trẻ:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Xem thêm