Nói lời "Ái ngữ"

Lời yêu thương nên là những lời khuyên bảo tốt, để người đối diện cảm thấy ta rất thân thiện với họ, họ sẽ thấy những lời ta nói, những việc ta làm chính là điều mà họ nên làm, nên họ sẽ nghe và chủ động học theo ta.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Bài liên quan

Phật giáo có một từ gọi là “lời yêu thương - ái ngữ”, chỉ lời nói, thái độ và biểu hiện tình yêu thương của mình đến với người khác. Đó chính là biểu hiện sự quan tâm, ân cần khích lệ của mình đối với người khác thông qua lời nói, ngôn ngữ cơ thể như gật đầu, mỉm cười... những động tác như vậy đều được gọi là “lời yêu thương”. 

Lời yêu thương, không chỉ hạn chế ở ngôn ngữ. 

Những biểu hiện trên khuôn mặt, ánh mắt của chúng ta cũng có thể biết nói chuyện, ngay cả những động tác của có thể cũng có thể nói chuyện được, vì vậy chúng được gọi là “ngôn ngữ cơ thể”. 

Chỉ cần ta có tấm lòng từ bi, mềm mỏng, hay quan tâm đến mọi người, bất kỳ hành động nào mà bạn biểu hiện ra, cho dù đó chỉ là một câu nói khiến cho người khác cảm thấy rất ấm áp, đó chính là sức mạnh của lời yêu thương. 

Lời yêu thương, không chỉ hạn chế ở ngôn ngữ.

Lời yêu thương, không chỉ hạn chế ở ngôn ngữ.

“Yêu” trong từ “lời yêu thương”, không nên coi đó chỉ là tình yêu nam nữ. Yêu cũng có nhiều tầng nghĩa và cấp độ, tầng nghĩa thấp nhất chính là tình yêu tự tư, đó là tình yêu chứa đầy sự chiếm hữu và tham lam, ví như tôi thích ăn, tôi thích xem, tôi thích nghe, tôi thích.... Nhưng những điều này có phải là tình yêu thực sự? 

Bài liên quan

Tình yêu này chỉ là sự theo đuổi những tham vọng và bản năng của mình, chỉ muốn thỏa mãn được ham muốn của cá nhân, không phải là tình yêu của lời yêu thương. Tình yêu chân chính, chính là từ bỏ cái tôi, luôn nghĩ cho người khác, tán thưởng một cách chân thành, lượng thứ cho người khác. Vì vậy, lời yêu thương- ái ngữ là một trong “tứ nhiếp pháp” của Phật giáo. Dùng bốn phương pháp, đầu tiên là thể hiện sự quan tâm, khích lệ, khoan dung độ lượng đối với người khác, dùng thiện ý chân thành để cùng nói chuyện với người khác, sau đó mới dùng Phật pháp để trao đổi ý kiến với họ. 

Khi ta chơi đùa với trẻ nhỏ, phải đùa như trẻ con mới khiến chúng vui vẻ, lúc đó ta không cần thể hiện dáng vẻ của người lớn. Nếu sống với người già, mặc dù tuổi của ta không cao, cũng cần đi với bước chân chậm rãi, cũng giống như người già có những bước đi loạng choạng, từng bước từng bước dẫn họ đi, như vậy họ sẽ cảm thấy ấm áp. 

Muốn làm được vậy ta cần phải nghĩ cho họ, từ bỏ những lợi hại được mất, không nên luôn luôn nghĩ mình nên là người như thế nào, cố làm theo cách của riêng mình mà cần phải nghĩ đến mọi thứ vì người khác, hiểu được người ta cần cái gì, tình trạng bây giờ thế nào, đó mới chính là sự biểu hiện của lời yêu thương. 

Lời yêu thương nên là những lời khuyên bảo tốt, để họ cảm thấy ta rất thân thiện với họ, hơn nữa họ cảm thấy những lời ta nói, những việc ta làm, cũng chính là điều mà họ nên làm, nên họ sẽ nghe và chủ động học theo ta.

Lời yêu thương nên là những lời khuyên bảo tốt, để họ cảm thấy ta rất thân thiện với họ, hơn nữa họ cảm thấy những lời ta nói, những việc ta làm, cũng chính là điều mà họ nên làm, nên họ sẽ nghe và chủ động học theo ta.

Bài liên quan

Cách biểu đạt Phật pháp không nhất định phải dùng danh từ hay tướng mạo mang dáng dấp Phật pháp vì thuật ngữ Phật học rất sâu sắc khó hiểu, có những lúc lại khiến cho con người cảm thấy Phật pháp có khoảng cách với họ, thậm chí họ còn sợ hãi. Vì vậy chúng ta nên dùng những lời dễ hiểu để nói chuyện, hơn nữa về thái độ cần phải tỏ ra quan tâm, từ bi; nếu ta lúc nào cũng nói với họ rằng: “bạn nên thế này... thế kia...”, đó chính là giáo điều, không phải là những lời yêu thương. 

Lời yêu thương nên là những lời khuyên bảo tốt, để họ cảm thấy ta rất thân thiện với họ, hơn nữa họ cảm thấy những lời ta nói, những việc ta làm, cũng chính là điều mà họ nên làm, nên họ sẽ nghe và chủ động học theo ta. Bởi những lời nói và hành động của ta đều phù hợp với tiêu chuẩn của Phật pháp, vì vậy lời yêu thương của ta cũng phù hợp với “nhiếp” ở trong tứ nhiếp pháp, đương nhiên người khác sẽ đồng ý với ta, đồng thời cũng muốn theo ta, dựa theo những điều mà Phật pháp nói để làm, đó mới chính là “lời yêu thương” đích thực.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cái ác – Hệ quả của lòng sân hận và sự thiếu kiểm soát

Phật pháp và cuộc sống 13:48 19/12/2024

Vụ cháy thương tâm xảy ra tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội, khiến 11 người thiệt mạng, không chỉ để lại nỗi đau khôn nguôi cho các gia đình nạn nhân mà còn dấy lên những suy nghĩ sâu sắc về bản chất của cái ác.

Tu trong công việc

Phật pháp và cuộc sống 13:21 19/12/2024

Là người có niềm tin vào giáo pháp Đức Phật, bạn tin chắc sự tu tập có thể giúp bạn đạt được an lạc trong đời sống. Nhưng thực tiễn cuộc sống bận rộn khiến cho bạn không có nhiều thời gian tu tập.

Thượng tọa Thích Lệ Tấn miệt mài “nối nhịp bờ vui” giúp bà con nông thôn

Phật pháp và cuộc sống 09:00 19/12/2024

Hành trình gần 30 năm tâm nguyện của Thượng tọa rất giản dị, chỉ muốn người dân nông thôn có cây cầu kiên cố nối liền đôi bờ kênh, rạch, thay cho cầu tạm bợ, nhỏ, hẹp.

Chữa lành bắt đầu khi ta thôi oán trách...

Phật pháp và cuộc sống 08:15 19/12/2024

Thứ đã qua chẳng làm ta tổn thương thêm, nhưng chính ta lại làm mới nỗi đau ấy mỗi ngày bằng cách đổ lỗi, giận dữ, hoặc oán hận. Chúng ta lầm tưởng rằng việc trách cứ sẽ làm nhẹ lòng mình, nhưng thật ra nó chỉ khiến trái tim nặng thêm.

Xem thêm