Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/02/2020, 11:52 AM

Cúng 'Diệm Khẩu' để làm gì?

Cúng “Diệm Khẩu” hay còn gọi là cúng “Mông Sơn”, cúng “Du Gia”, cúng chẩn tế cô hồn. Hình thức và tên gọi, nghi thức có dài ngắn khác nhau, nhưng mục đích chính cũng là tế độ chấn bạt cô hồn uổng tử, ở đây chúng ta nói đến cúng “Diệm Khẩu”.

> Giải đáp thắc mắc kiến thức Phật học tại đây 

Diệm Khẩu là chỉ các loài Quỷ đói ở trong đường Quỷ. Chúng sinh ở trong Quỷ Đạo (đường quỷ) được chia làm ba loại:

1. Là những người khi còn sống làm rất nhiều việc thiện, nếu đầu thai vào làm Quỷ, đó là những bậc Quỷ có nhiều phúc đức, nhiều tài lực, ví như các bậc thành hoàng, thổ địa thần kỳ…

2. Là những người khi còn sống họ có làm việc thiện nhưng không nhiều, khi chết đi đầu thai làm Quỷ, nhưng ít phúc đức, ít tài lực, đây là những loại quỷ phổ thông ở trong nhân gian.

3. Là những người khi còn sống gian tham bỏn xẻn, một cắc cũng không chịu bố thí cho người, chuyên đi lợi dụng lòng tốt của người khác để thu lợi về mình. Hạng người này sau khi mất đi nếu đầu thai vào làm Quỷ, thì là loại Quỷ vô phúc vô lực, là loại quỷ mà mọi người thường gọi là cô hồn dã Quỷ, đó chính là loài Quỷ đói Quỷ khát. Loại Quỷ này sức ăn của họ rất lớn, nhưng khốn nỗi cái cổ họng lại rất nhỏ, có thức ăn rồi cũng khó mà đưa vào trong bụng được. Hơn nữa là có liên quan đến nghiệp báo, họ khó mà nhìn thấy đồ ăn, nếu có được, thì khi đưa vào miệng, lại biến thành những thứ đờm rãi, máu huyết tanh hôi, do đó mà họ phải chịu cái đói khổ thiêu đốt cồn cào gan ruột, cho nên lửa từ trong miệng bốc cháy phun ra, chúng ta thường gọi đó là “ Diệm Khẩu ”.

Diệm Khẩu là chỉ các loài Quỷ đói ở trong đường Quỷ.

Diệm Khẩu là chỉ các loài Quỷ đói ở trong đường Quỷ.

Vì tình thương yêu vô hạn của Đức Phật với hết thảy chúng sinh, nên ngài nói ra rất nhiều câu thần chú, ví dụ như “Tịnh nghiệp chướng chân ngôn”, “Biến thực chân ngôn” “Khai yết hầu chân ngôn”… Nếu như chúng ta cứ đúng như pháp khi đọc tụng các câu chân ngôn thần chú kia, thì những loài ngã Quỷ được thỉnh mời đến tham dự Pháp Hội đều trượng uy thần lực, nguyện lực của Phật mà được một bữa no nê hả hê. Sau khi ăn no, lại vì bọn họ mà tuyên dương Phật Pháp, khuyên họ nên quay về nương tựa với Phật – Pháp – Tăng là ba ngôi báu của thế gian, vì họ mà truyền thụ “Tam muội na mật giới ” để siêu thoát sự thống khổ trong đường Ngã Quỷ. Đó chính là mục đích và lợi ích của việc chúng ta cúng “Diệm Khẩu”.

Do đó mà nói, mỗi khi chúng ta cúng Diệm Khẩu cho đường Ngã Quỷ, thì cũng đồng nghĩa như chúng ta đem hết đồ ăn thức uống cho người khác một cách không hạn chế, để bố thí chẩn tế cô hồn, vì thế mà gọi là “Thí thực”.

Vì tình thương yêu vô hạn của Đức Phật với hết thảy chúng sinh, nên ngài nói ra rất nhiều câu thần chú, ví dụ như “Tịnh nghiệp chướng chân ngôn”, “Biến thực chân ngôn” “Khai yết hầu chân ngôn”…

Vì tình thương yêu vô hạn của Đức Phật với hết thảy chúng sinh, nên ngài nói ra rất nhiều câu thần chú, ví dụ như “Tịnh nghiệp chướng chân ngôn”, “Biến thực chân ngôn” “Khai yết hầu chân ngôn”…

Nếu như người mất là những người thân của chúng ta không phải đọa vào đường Ngã Quỷ, nhưng chúng ta cúng Diệm Khẩu thí thực cô hồn, thì cũng như chúng ta đã thay họ để làm các công đức thí thực, cái đó cũng đều có tác dụng cả, chẳng mất đi đâu.

Trích Sách "Việc lớn nhất của đời người" 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm