Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/08/2022, 09:10 AM

Cung kính chuyển giao tài sản nhận kết quả tốt đẹp

Khi chạm đến vấn đề phân chia tài sản, anh em trong một nhà thường rất dễ trở nên chia cách, ly tán. Khi còn sống dựa vào cha mẹ, nhờ cậy qua lại mọi việc rồi cũng qua; đến lúc thực sự phân chia tài sản riêng tư, mới thường nảy sinh chuyện tranh chấp, giành giật lẫn nhau.

Đời nhà Minh có người tên Triệu Ngạn Tiêu, sau khi cha mẹ mất rồi, cùng với người anh là Triệu Ngạn Vân làm ăn sinh sống với nhau đến 12 năm. Sau đó, Ngạn Vân thường ăn chơi lười nhác, bỏ phế cơ nghiệp, Ngạn Tiêu liền xin với anh phân chia gia sản để mỗi người tự lập.

Vừa qua được 5 năm, gia sản của Ngạn Vân đã hết sạch. Một hôm, Ngạn Tiêu bày tiệc rượu mời anh đến chơi rồi nói: “Em trước đây vốn không có ý muốn phân chia gia sản, chỉ vì anh không biết tự kiềm chế lo việc làm ăn, nên em vì thương anh mà buộc phải phân chia ra để tự mình có thể giữ gìn được phân nửa sản nghiệp cha mẹ để lại, dẫu có bề gì cũng còn có thể tạm duy trì sự sống cho anh em mình. Nay mời anh quay trở lại nhà, xin giao quyền làm chủ gia đình này cho anh.”

Ngạn Vân nói rồi đem chứng từ phân chia gia sản ngày trước ra đốt sạch, lấy chìa khóa nhà kho giao hết cho anh, lại hỏi tất cả các khoản nợ nần hiện nay của anh rồi thay anh thanh toán hết. Ngạn Vân hết sức xấu hổ, nhận lời em rồi từ đó nỗ lực hối cải, chí thú lo việc làm ăn, không còn ham chơi như ngày trước.

Năm sau, cả hai cha con Triệu Ngạn Tiêu cùng lúc thi đỗ Tiến sĩ.

Truyện cổ Phật giáo: Tài sản chân thật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Khi chạm đến vấn đề phân chia tài sản, anh em trong một nhà thường rất dễ trở nên chia cách, ly tán. Khi còn sống dựa vào cha mẹ, nhờ cậy qua lại mọi việc rồi cũng qua; đến lúc thực sự phân chia tài sản riêng tư, mới thường nảy sinh chuyện tranh chấp, giành giật lẫn nhau.

Lành thay, sách Công quá cách (功過格) có câu rằng: “Phận làm con trong khi nuôi dưỡng cha mẹ, hoặc lo việc tang ma, nên nghĩ tưởng rằng cha mẹ chỉ sinh ra được mỗi một mình ta; đến lúc phân chia gia sản, nên nghĩ tưởng rằng cha mẹ sinh ra anh em đông đúc, chẳng riêng gì mình ta.”

Đến như quán xét việc làm của Triệu Ngạn Tiêu, nào thấy ông ta có nghĩ tưởng gì đến việc tranh giành tài sản đâu?

Trích An Sĩ Toàn Thư - Khuyên người tin sâu nhân quả quyển thượng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Xem thêm