Thứ tư, 10/08/2022, 14:37 PM

Tài sản luôn mang lại cho con người một khoái cảm ảo tưởng

Tài sản đến với mình nhiều, thì lúc đó ta phải dùng đạo đức và trí tuệ để sử dụng tài sản đó cho thật chính xác. Người kém đạo đức, kém trí tuệ thì mới hồ hởi, tự đắc khi có tiền. Còn người đạo đức và trí tuệ khi có tiền luôn cảm thấy trách nhiệm nặng nề hơn.

Ví dụ, ta nghe nói người đàn ông kia cực kỳ giàu có nhưng phạm tội buôn lậu, giết người, làm điều phi pháp để vơ vét tiền bạc. Ta không hiểu ông cần nhiều tiền như vậy để làm gì, trong khi nhu cầu ăn uống, sử dụng dư dả cũng không hết là bao mà tiền ông vơ vét mỗi ngày lại quá nhiều.

Hoặc một ông quan nọ bòn rút ngân sách, tham nhũng, ăn chặn đầu này buôn lậu đầu kia, nắm giữ khối tài sản quá lớn, nhưng ông không dám khoe, cũng chẳng dám dùng vì sợ bị phát hiện,... và vẫn không ngừng vơ vét.

Vì sao vậy? Tất cả chỉ bởi vì tài sản đem đến một khoái cảm không giải thích được. Thậm chí đến lúc sắp xuống mồ người ta vẫn tìm cách vơ vét. Chính vì khoái cảm hư ảo giả dối này mà con người đã gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi. Tuy nhiên, với những bậc tu hành chân chính tâm đã phần nào giải thoát thì khoái cảm này tự nhiên tan biến, không còn ước vọng về tài sản nữa.

Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nếu chúng ta là người có phước, tài sản đến với mình nhiều, thì lúc đó ta phải dùng đạo đức và trí tuệ để sử dụng tài sản đó cho thật chính xác. Người kém đạo đức, kém trí tuệ thì mới hồ hởi, tự đắc khi có tiền. Còn người đạo đức và trí tuệ khi có tiền luôn cảm thấy trách nhiệm nặng nề hơn.

Ví dụ, có người Phật tử sống ở mức trung bình, đồng lương chỉ đủ trang trải qua ngày. Một lần gặp đứa bé lang thang bán vé số, thấy thương nên mua giúp một tờ mà không ngờ trúng được hơn một tỷ đồng. Do người này có ngồi thiền đều đặn mỗi ngày, trí tuệ đã sáng, đạo đức đã thăng hoa nên không cảm thấy choáng ngợp trước số tiền quá lớn “từ trên trời rơi xuống”.

Họ hiểu rằng dùng tiền phung phí thì dễ, nhưng về sau sẽ hết sạch phước, nên đã khôn ngoan mời bạn đạo tới cùng nhau tính toán mua gì, tặng ai, cúng dường nơi nào, từ thiện nơi đâu,... sắp xếp thật hợp lý rồi mới yên lòng đi nghỉ. Đây là người có phẩm chất của một bậc Thánh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm