Cựu nhà báo ra sách kể hành trình thức tỉnh tâm linh đầy mầu nhiệm
Chiều 23/11, chương trình ra mắt 2 cuốn sách "Không gì là quá muộn" (Nxb Công Thương) - "Tu tập và Thơ ca" (Nxb Hội Nhà Văn) của tác giả Nguyên Diệu Phúc đã nhận được rất nhiều sự yêu thương của độc giả.
Hai cuốn sách như minh chứng thông điệp mà tác giả muốn truyền tải: Không gì là quá muộn. Không gì là quá muộn để bắt đầu từ hôm nay, để sống với lòng nhiệt thành và khát khao đam mê cháy bỏng vì “Mỗi ngày mới là một cơ hội mới, một trang giấy trắng để chúng ta viết nên câu chuyện của chính mình”.
Cuộc đời của mỗi người cứ ngỡ là dài lắm. Ai cũng muốn sống thật lâu, nhưng không người nào có thể tránh khỏi được quy luật vô thường luôn biến chuyển, đổi thay, kể cả vũ trụ bao la này. Chính vì thế, chúng ta nên trân quý từng khoảnh khắc sống sao cho thật trọn vẹn và ý nghĩa, để khi nhìn lại, không cảm thấy tiếc nuối về những điều chưa làm, những ước mơ chưa thực hiện, hoặc về bất cứ điều gì.
Cuộc đời không dài, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khiến nó trở nên đáng giá bằng cách sống với lòng nhiệt huyết, yêu thương và tận hưởng từng trải nghiệm.
Nếu như không tò mò thắc mắc mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì và khi chết rồi thì mình đi về đâu, thì ít ra cũng nên tự hỏi mình thực sự muốn gì ở cuộc đời này. Chỉ khi nào trả lời được câu hỏi này thì mình mới có động lực để thực hiện những điều mình đam mê, mong mỏi. Khi đã có động lực thì mình mới dễ dàng ra quyết định và tìm cách hành động để thực hiện cho bằng được. Nên nhớ “không gì là quá muộn” một khi mình có khao khát làm một việc gì đó, dù để kiếm sống, giải trí hay tu tập tâm linh.
Không gì là quá muộn - cuốn sách kể về chặng đường đời của tác giả, từ một cô bé ở vùng quê Cổ Loa (ngoại thành Hà Nội) trong những năm tháng chiến tranh, sang học ở Cuba rồi trở thành một nhà báo của TTXVN, và hành trình thức tỉnh tâm linh đầy mầu nhiệm.
Còn Tu tập và thơ ca là lời thơ tâm tình sau khi đã “giác ngộ” ý nghĩa thực sự của cuộc sống thông qua quá trình tìm hiểu về Phật pháp, tham gia các khóa tu tập, thiền học.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”
Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:
Cây gậy cong còn hơn đứa con bất hiếu
Sách Phật giáo 09:09 01/01/2025Vào một buổi sáng sớm tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, đức Phật mặc Tăng phục đến nước Xá Vệ khất thực, Ngài nhìn thấy một vị Bà La Môn tuổi đã rất lớn, thân thể suy yếu, cũng chống gậy cầm bát đi khất thực từng nhà, từng nhà một.
Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký
Sách Phật giáo 07:30 01/01/2025Ở phần này, tác giả sẽ bàn về tư tưởng Phật học và các quan niệm về nhân sinh và xã hội của Ngô Thừa Ân biểu hiện qua Tây Du Ký qua các hồi truyện. Đầu tiên là hồi truyện “Gốc thiêng nẩy nở, nguồn rộng mở Tâm tánh tu trì, đạo sinh lớn”.
Các biểu tượng khác nhau về Phật học trong Tây Du Ký
Sách Phật giáo 14:33 31/12/2024Ðọc Tây Du Ký chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng, biểu tượng hóa giáo lý Phật giáo. Chúng ta sẽ có dịp thích thú chia sẻ với các hứng khởi sáng tác của tác giả.
Xem thêm