Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đà Lạt: Từ một thanh niên tàn tật, bỗng nhiên trở thành tu sĩ Phật giáo?(P.2)

Việc giả danh tu sĩ Phật giáo thực hiện nhiều việc làm sai trái đã gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh người tu sĩ Phật giáo tại tỉnh Lâm Đồng đã và đang được dư luận hết sức quan tâm.

Đó là trường hợp mà trong 15 năm qua, HT.Thích Giác Tuấn, ủy viên thường trực Hệ phái Khất sĩ, trị sự trưởng Giáo đoàn 6 Hệ phái Khất sĩ GHPGVN, TT.Thích Giác Cảnh, Ủy viên Ban Kiểm soát T.Ư GHPGVN, Phó BTS kiêm trưởng Ban Kiểm soát GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, đặc trách Hệ phái Khất sĩ tỉnh Lâm Đồng đã nhiều lần gởi đơn đến T.Ư GHPGVN, BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng cùng quí cấp chính quyền, nêu rõ vụ việc: “Nguyên vào năm 1972, ông Lý Văn Phán (PD: Thiện Đức) có mua một miếng đất khai hoang và tự bỏ tiền ra xây dựng hình thành một ngôi Tam Bảo (tên ban đầu là chùa Minh Tâm, sau đổi tên thành tịnh xá Ngọc Hiếu).

Năm 1974, ông Phán cung thỉnh HT.Thích Giác Đức về trụ trì, đến năm 1982 do bệnh duyên nên Hòa thượng trở về tịnh xá Lộc Uyển Tp.Hồ Chí Minh để dưỡng bệnh, mọi phật sự giao lại cho ông Phán quản lý. 

Năm 1993, ông Phán và 9 phật tử (trong Ban Hộ tự) có làm xin đăng ký tịnh xá Ngọc Hiếu được vào sinh hoạt trong đoàn thể của GHPGVN tỉnh Lâm Đồng (với danh nghĩa trên nguyên tắc pháp lý, chứ không phải hiến cúng cơ sở cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam vì trong đơn ghi rõ đã cúng hiến cho HT.Thích Giác Đức) - (trích đơn ngày 07/03/2002 của TT.Thích Giác Tuấn gởi các cơ quan ban nghành).

Cuối năm 1993, ông Nguyễn Phi Dũng (một thanh niên tàn tật) từ Tp.Hồ Chí Minh lên Đà Lạt tìm nơi nương tựa và dưỡng bệnh, lúc đầu ông Dũng xin ở tạm tại tịnh xá Phước Đức (Ni giới người Hoa). Sau đó, ông Dũng được các thành viên trong Ban Hộ tự tịnh xá Ngọc Hiếu giới thiệu và bảo lãnh cho vào ở tịnh xá Ngọc Hiếu để lo hương khói ngôi Tam Bảo những lúc ông Phán không có ở Đà Lạt (vì ông Phán thường ốm đau và phải về Tây Ninh để con cháu chăm sóc). Năm 1995, ông Phán được cấp sổ hộ khẩu và chính quyền địa phương cũng đã xác nhận chủ quyền đất tịnh xá Ngọc Hiếu do ông Phán làm chủ. 

Cuối năm 1995, nhân lúc ông Phán không có mặt tại tịnh xá Ngọc Hiếu, ông Dũng đã tự ý nhập hộ khẩu vào tịnh xá Ngọc Hiếu mà ông Phán không hề hay biết và chưa có sự bảo lãnh, đồng ý của ông Phán!

Một năm sau, (năm 1996) ông Dũng được TT.Thích Viên Thanh Chánh BĐD GHPGVN thành phố Đà Lạt chấp thuận cho sinh hoạt trong Danh bộ tăng,ni tại thành phố Đà Lạt với danh nghĩa tu sĩ Hệ phái Khất sĩ?.


Về việc này, TT.Thích Giác Cảnh, ủy viên Ban Kiểm soát Trung Ương GHPGVN, Phó BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, Trưởng Ban Kiểm soát BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, Phó BTS GHPGVN thành phố Đà Lạt cho biết: “Ông Dũng không phải là tu sĩ xuất gia trong đoàn thể Hệ phái Khất sĩ và chưa bao giờ sinh hoạt trong Hệ phái!? 

Như vậy, từ một thanh niên tàn tật từ Tp.Hồ Chí Minh lên Đà Lạt tìm nơi dưỡng bệnh, được Ban Hộ tự bảo lãnh cho vào tá túc tại tịnh xá Ngọc Hiếu P.10 thành phố Đà Lạt và chỉ với một giấy chứng minh thọ Bồ Tát giới (cư sĩ tại gia) do tịnh xá Liên Hoa, xã Mỹ Hòa – không ghi ở tỉnh nào, cấp ngày 15/10/1974. 

Bỗng dưng người thanh niên ấy trở thành một tu sĩ Phật giáo, có tên trong Danh bộ sinh hoạt tăng,ni tại thành phố Đà Lạt?. Để từ đó đến nay đã 15 năm qua diễn ra việc tranh chấp đất đai trong ngôi già lam này, gây bức xúc trong dư luận nhân dân phật tử tại địa phương.

Dư luận tăng, ni phật tử tỉnh Lâm Đồng đang trông chờ vào sự nghiêm minh, làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm vụ việc đã tồn đọng, kéo dài trên 15 năm qua làm đau lòng những bậc tôn túc vì đạo Pháp, những phật tử tâm đạo trên phố núi Cao Nguyên.

Còn nữa....
Cao Nguyên

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Phật pháp và cuộc sống 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Xem thêm