Đại Bảo Tháp Pha That Luang - Biểu tượng chùa Vàng của nước Lào
Lào được coi là Quốc đạo của Phật giáo vì vậy ở quốc gia này có rất nhiều những ngôi chùa nổi tiếng. Một trong những công trình Phật giáo đáng chú ý nhất tại đây là Đại Bảo Tháp Pha That Luang.
Nằm tại thủ đô Viêng Chăn – cổ kính hiền hòa, trầm mặc và bình yên hiếm có trên thế giới, ngôi chùa vàng hay còn gọi là Pha That Luang, là di tích quốc gia quan trọng nhất tại Lào; một biểu tượng của văn hóa và tôn giáo Quốc gia Lào. Pha That Luang được xây năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt. Đại Bảo Tháp này còn thể hiện sự huy hoàng, niềm tự hào dân tộc của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Sở hữu thiết kế hình nậm rượu độc đáo, bên ngoài ngôi chùa được dát vàng nguy nga, tráng lệ chính là nét nổi bật tiêu biểu của ngôi tháp Pha That Luang. Tháp có nhiều bậc thang tượng trưng cho những giai đoạn khác nhau trong giác ngộ Phật Giáo – Thích Ca Mâu Ni. Mức thấp nhất đại diện cho thế giới vật chất và mức cao thể hiện cho cõi hư vô.
Với kiểu dáng đế vuông 90m x 90m với chiều cao 45m, trung tâm tháp là một khối lớn uy nghi, cao chót vót như một mũi tên thẳng lên trời cao. Phần đế thiết kế thành một đài sen vàng với phần cánh nở tung ra bốn phía. Về phần chân đế lại khá phức tạp gắn liền với những nấc hình vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên.
Thế kỷ 19, Đại Bảo tháp Pha That Luang đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của Thái Lan và sau đó đã được phục dựng lại nguyên trạng. Gần đây nhất là năm 1930 phải khắc phục trùng tu Đại Bảo tháp do cuộc xâm lược của ngoại bang đế quốc thực dân.
Năm 1911, trong khi nghiên cứu Đại Bảo tháp Pha That Luang, nhà khoa học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã trùm lên và che lấp một ngôi tháp cũ.
Hiện nay, phía trước ngôi Đại Bảo tháp Pha That Luang trên bệ ngọc có tượng đài của vị minh quân Hộ pháp Setthathirath (1550-1574) ngồi trên ngai vàng tay cầm gươm báu và quảng trường thật hoành tráng.
That Luang được đánh giá như một công trình kiến trúc văn hóa mang tính tôn giáo đặc sắc, là biểu tượng của trí tuệ và sự sáng tạo. Hằng năm cứ vào trăng tròn tháng 11 dương lịch, hội tại That Luang được tổ chức ba ngày ba đêm với các nghi thức long trọng như lễ tắm Phật, lễ Dâng Cơm, lễ Cầu phúc ..... trong thâm tâm người Lào, That Luang được xem như ngôn lửa vàng. Luôn cháy sang thắp cho họ sự cuồng nhiệt, lòng tin vào cuộc sống và niềm tự hào lịch sử
Ngày nay, That Luang là nơi người dân Phật Giáo thường đến vào những dịp lễ hội, ngày nghỉ. Còn về phía khách du lịch That Luang là điểm tham quan và là điểm hành hương không thể thiếu trong một chương trình du lịch.
Vào ngày lễ, người ta dựng hàng trăm quầy hàng để bán thực phẩm, áo quần và những mặt hàng thủ công khác nhau. Những hoạt động khác bao gồm bắn pháo hoa, biểu diễn âm nhạc, thắp hoa đăng, trò chơi cho trẻ em, diễu hành với trang phục truyền thống…
Tâm Như
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội
Tin tức 13:31 21/11/2024Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Tin tức 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Xem thêm