Những số liệu kinh hoàng về nạo phá thai trên thế giới
Theo số liệu của WHO, năm 2017, số ca nạo phá thai trên toàn cầu là 55,7 triệu ca, trong đó số ca nạo phá thai không an toàn là 25,5 triệu ca.
Thay đổi bãi bỏ luật cấm phá thai ở Ireland
Cuối tháng 5.2018, với 68% người dân đồng ý, việc bãi bỏ luật cấm phá thai này đã được thông qua vào ngày 26/5/2018 ở Ireland. Báo chí và một số chính khách của Ireland và châu Âu cho rằng Ireland đã “làm nên lịch sử”.
Báo chí nói rằng Ireland là quốc gia có một trong những bộ luật về phá thai khắt khe nhất thế giới. Điều 8 sửa đổi trong Hiến pháp Ireland quy định cấm phá thai, ngoại trừ trường hợp mạng sống của người mẹ bị đe dọa. Vậy, việc bãi bỏ Luật cấm phá thai có phải một bước tiến trong luật pháp của Ireland hay của phong trào nữ quyền hay không? Hãy thử tìm hiểu về thực trạng của việc phá thai trên toàn cầu và đánh giá nó dưới nhiều góc độ.
Phụ nữ Ireland "vui mừng" vì bãi bỏ luật cấm phá thai. Ảnh: Youtube.com
Số liệu ca nạo phá thai trên thế giới
Theo thống kê chính thức của tổ chức Y tế Thế giới WHO và viện Guttmacher (tổ chức nghiên cứu và chính sách cam kết thúc đẩy sức khỏe và quyền sinh sản và tình dục ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu) năm 2017, số ca nạo phá thai trên toàn cầu là 55,7 triệu ca, trong đó số ca nạo phá thai không an toàn là 25,5 triệu ca. 97% số ca nạo phá thai không an toàn này là ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Nạo phá thai an toàn theo định nghĩa của WHO là phải được thực hiện bởi các cán bộ y tế có chuyên môn, có kinh nghiệm trong nạo phá thai và thực hiện trong môi trường vô trùng tuyệt đối.
Ở Việt Nam, số ca nạo phá thai hàng năm theo con số chính thức là 300.000 ca. Việt Nam được tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào danh sách một trong 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới và là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Á.
Dựa trên quan điểm về sức khỏe thể chất thai phụ, giới y học phân chia nạo phá thai thành nạo phá thai an toàn và nạo phá thai không an toàn. Nhưng đó là một định nghĩa hẹp. Nạo phá thai có thể gắn với chữ “an toàn” được không?
Phật giáo cấm sát sinh
Một trong năm giới cấm (ngũ giới) của nhà Phật đó là sát sinh. Sát sinh theo Phật gia cần hội đủ 5 điều kiện:
1. Đối tượng bị giết là một chúng sinh.
2. Người sát sinh phải biết hay phải nhận thức được rằng đối tượng bị giết là một chúng sinh.
3. Người sát sinh có tác ý giết chúng sinh đó.
4. Người sát sinh phải có một cố gắng/nỗ lực giết.
5. Chúng sinh bị giết phải là kết quả của những điều kiện trên.
Về chuyện phá thai, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khẳng định với các nhà khoa học phương Tây: “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người” – (Beyond Dogma, HH the Dalai Lama. Rupa & Co., 1996. tr.11).
Người mẹ sau thời điểm thụ thai sẽ bắt đầu thấy cơ thể mình thay đổi và cảm nhận được sự có mặt của sinh linh nhỏ bé trong bụng. Rõ ràng là vậy, khi chúng ta ăn một quả trứng vịt lộn, ta biết mình đang ăn một sinh mệnh. Vậy không có lý gì một thai nhi trong bụng người mẹ lại không thể được coi là một chúng sinh, lại là một chúng sinh cao cấp nhất trên Trái Đất.
Khi cha mẹ thai nhi tìm các biện pháp nạo phá thai, ấy là họ đáp ứng điều kiện thứ ba và thứ tư. Vì vậy mà thai nhi chết bằng các thủ thuật ghê sợ của y học thì ấy là cha mẹ và bác sĩ đang sát sinh.
Câu chuyện Đức Phật nói về hậu quả của phá thai
Kinh số 512, trong Kinh Tạp A Hàm, tập II, bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1994, trang 309 có kể về câu chuyện tôn giả Mục Kiền Liên “thấy một chúng sanh to lớn, toàn thân không có da bao bọc, chỉ là một khối thịt, đi trong hư không, bị quạ, diều, kéc, kên kên, dã can chó đói rượt theo cấu xé để ăn; hoặc moi nội tạng ra khỏi xương sườn để ăn, thống khổ bức bách, kêu la, gào thét. Ngài nghĩ: chúng sanh này đã phải mang cái thân như vậy, mà sao còn phải chịu sự đau đớn vô ích như vậy?”.
Đức Phật mới giải đáp:
“Lành thay! Lành thay! Trong chúng Thanh văn của Ta, người có thật nhãn, thật trí, thật nghĩa, thật pháp, sẽ thấy chúng sanh này, nhất định không có gì trở ngại; Ta cũng thấy chúng sanh này nhưng không nói, sợ người không tin. Vì sao? Những điều Như Lai nói, có kẻ không tin. Kẻ ngu si ấy phải chịu khổ lâu dài”.
“Chúng sanh này thời quá khứ ở thành Vương Xá, tự phá thai mình. Do tội này nên rơi vào địa ngục trong trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ, tội báo kia còn sót lại nên nay vị ấy phải mang cái thân như thế, và tiếp tục chịu khổ. Này các tỳ kheo! Như Mục Kiền Liên đã thấy là đúng thật không khác, các thầy phải ghi nhớ”.
WHO xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới
Trong Hội nghị Hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 2018 mới đây, ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có chính sách hợp pháp về phá thai, đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng tình trạng phá thai vẫn ở mức rất cao với 250.000 - 300.000 ca mỗi năm.
Thống kê từ Bệnh viện Từ Dũ, 6 tháng đầu năm 2017, bệnh viện có 14.159 ca đến bỏ thai. Trong số này, phá thai ở trẻ vị thành niên chiếm hơn 1.000 ca. Trung bình một ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 80 ca đến nạo, phá thai. Tại Bệnh viện Hùng Vương có 7.143 phụ nữ phá thai. Trung bình một ngày bệnh viện tiếp nhận từ 60 - 70 ca. Cứ 5 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 2 người từng phá thai ít nhất một lần.
Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới.
Đức Thiện
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
BTS Phật giáo tỉnh Thanh Hoá khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Quan Hóa
Tin tức 08:29 23/11/2024Sáng ngày 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng 2 ngôi nhà cho hộ gia đình bà Hà Thị Tựa, bản Pọng Ka Me và ông Hà Văn Đinh khu Cốc, thị trấn Hồi Xuân, H.Quan Hóa.
“Sáng đạo trong đời” đánh thức nội tâm thanh tịnh trong ta
Tin tức 22:37 22/11/2024Hòa thượng Thích Thọ Lạc nói xem triển lãm ‘Sáng đạo trong đời’ chúng ta, như được chiêm ngưỡng một thế giới nội tâm thanh tịnh, nơi mà tình yêu thương và lòng từ bi được lan tỏa.
Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp có nhân sự mới
Tin tức 15:49 22/11/2024Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp hôm 20/11 đã công bố quyết định bổ sung nhân sự Trường Trung cấp Phật học tỉnh này.
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Tin tức 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Xem thêm