Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/10/2023, 20:20 PM

Đại Bát Nhã: Bộ kinh nổi tiếng của Đại thừa với gần 5 triệu chữ

Bộ kinh Đại Bát Nhã chúng tôi đang đề cập gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4.500.000 chữ (Hán).

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Trọn bộ 24 tập, 600 quyển)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang

Việt dịch: Hòa thượng Thích Trí Nghiêm

Khảo dịch: Hòa thượng Thích Quảng Độ

Bộ kinh Đại Bát Nhã chúng tôi đang đề cập gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4.500.000 chữ (Hán).

Trọn bộ Đại Bát Nhã Kinh.

Trọn bộ Đại Bát Nhã Kinh.

Bộ kinh Đại Bát Nhã được tập kết rất nhiều lần, bộ sưu tập có khoảng 40 kinh điển Phật giáo từ 100 TCN đến 500 SCN. Đến nay cũng chưa biết nguồn gốc chính xác của Tâm kinh là từ khi nào, mà chỉ biết rằng trong số các kinh hình thành nên Đại Bát Nhã , thì Tiểu Phẩm Bát Nhã hình thành sớm nhất sau đó đến Đại Phẩm Bát Nhã và cuối cùng là các kinh thuộc hệ Bát Nhã.

"Kinh Đại Bát Nhã là áng văn tuyệt tác, trong đời hiếm có; là bến bờ sâu rộng, nhiều kiếp khó gặp; ánh sáng trùm khắp trời người, gồm thâu chơn tục. Thật là chốn ảo diệu nhập thần, vật linh thiêng giúp nước. Nếu chẳng phải thánh đức bàn luận sâu xa, triết nhân diễn bày độc đáo, thì pháp âm huyền diệu khó lưu truyền, giáo lý tròn đầy đâu dễ đạt. Cho nên, các bậc vua chúa đã trình bày, soạn thuật những lời vàng ngọc, để soi sáng và xiển dương. Sự việc xa cách nghìn xưa, mà đạo lý vẫn soi sáng ba đời. Kinh văn này, quả là phong phú, cho đến ngày nay vẫn còn hoàn bị" (Lời của Sa môn Huyền Tắc chùa Tây Minh đời Đường, phụng soạn: Tỳ kheo Thích Trí Nghiêm -chùa Long Sơn, Nha Trang, Việt Nam dịch ra Việt văn).

Trên DaoPhatonline.com, một website cập nhật dữ liệu Tam Tạng Thánh điển Phật giáo, chúng tôi cố gắng đồng bộ toàn bộ các kinh điển với một cấu trúc dễ hiểu, giúp Phật tử gần với Kinh Phật hơn.

Cấu trúc của website tập trung vào Tam tạng Kinh điển Kinh - Luận - Luật, cùng với vô số các tài liệu Phật giáo, hệ thống hoá kinh kệ, sách Phật giáo tiếng Việt. Trong phần Kinh, chúng tôi phân chia rõ Kinh Nguyên thuỷ và Kinh Đại thừa.

Đây là dự án công phu được nhóm sáng lập dày công nghiên cứu. Việc tối ưu nội dung Tam tạng giáo điển và các tài liệu Phật giáo đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về Phật học để giải quyết vấn đề tiếp cận Kinh Phật có hệ thống, dễ tìm kiếm, sắp xếp cho các Phật tử, nhất là hạng mới bắt đầu học Phật. Ngoài ra, mục đích hệ thống hoá dữ liệu Phật giáo trên website này còn huớng tới việc bạch hoá các vấn đề, sự kiện Phật giáo, các khái niệm Phật giáo làm sao dễ hiểu nhất hàng Phật tử đại chúng.

Nhà sáng lập DaoPhatonline.com là Doanh nhân - Cư sĩ Thiện Đức, Uỷ viên Thường trực Ban Thông tin Truyền thông TW - Giáo hội PGVN kiêm Trưởng ban biên tập Cổng thông tin PGVN; Cư sĩ Hiệu Diệu An Trần Ngọc Hà và Doanh nhân Phật tử  Ngô Tấn Sang.

Ước nguyện khi xây dựng website này của chúng tôi là mong muốn được nhiều người Việt biết đến, nghe đến Phật Pháp, nghe và hiểu Kinh Phật; mong ước Phật giáo được trường tồn trong lòng dân tộc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai mạc Hội thảo Khoa học nhân kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hoá

Tin Phật sự 15:57 30/10/2024

Sáng 30-10, tại Trung tâm Hội nghị Khách sạn Quốc tế Thiên Ý tỉnh Thanh Hóa, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc “Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa – 40 năm phát triển và trưởng thành” chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (01.11.1984 – 01.11. 2024).

Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hoằng pháp và hội thi diễn giảng

Tin Phật sự 20:00 29/10/2024

Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức Khóa bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và Hội thi diễn giảng cấp Trung ương dành cho chư Ni, tại chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) vào tháng 11-2024.

Trưởng lão HT. Thích Thiện Nhơn tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế tại Pháp

Tin Phật sự 18:20 28/10/2024

Nhận lời mời của Hội Phật tử Thế giới WFB, Đức Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, cùng phái đoàn Trung ương Giáo hội, ngày 28/10 đã chính thức đến Pháp để tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế.

Phái đoàn GHPGVN thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan

Tin Phật sự 12:30 26/10/2024

Chiều 25/10, phái đoàn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) do Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, dẫn đầu đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan.

Xem thêm