Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX: Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển

Với chủ đề “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX sẽ diễn ra vào ngày 27 - 29/11/2022, tại Hà Nội.

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27 - 29/11/2022 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, TP Hà Nội với sự tham dự của 1.091 đại biểu.

Với chủ đề “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX là một sự kiện quan trọng được tiến hành theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau 5 năm hoạt động, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự tổ chức Đại hội để tổng kết, đánh giá thành tựu Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022), đồng thời hoạch định đề ra phương hướng hoạt động Phật sự, nhiệm vụ chiến lược phát triển Giáo hội trong 5 năm tiếp theo của nhiệm kỳ IX (2022-2027).

Linh hoạt, sáng tạo các hoạt động Phật sự

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ VIII (2017-2022) đã phải đối diện với những khó khăn, thách thức chưa từng diễn ra trong phòng, chống dịch Covid-19. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã điều hành linh hoạt, sáng tạo các hoạt động Phật sự của Giáo hội. Các Ban, Viện trung ương, Ban Trị sự các cấp đã đạt được những mục tiêu, kế hoạch đề ra trong nhiệm kỳ.

Cụ thể, tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 3 được tổ chức tại Việt Nam năm 2019 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam có sự tham dự của hơn 5.000 đại biểu đến từ 112 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tổ chức thành công, trang nghiêm, trọng thể Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (07/11/1981 - 07/11/2021) theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 theo đúng kế hoạch Thông tư 205/TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự. Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 đã diễn ra thành công ở tất cả 63 tỉnh, thành phố theo đúng Thông tư 60/TT-HĐTS để tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX.

Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 đã diễn ra thành công ở tất cả 63 tỉnh, thành phố

Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 đã diễn ra thành công ở tất cả 63 tỉnh, thành phố

Tăng Ni, Phật tử trong Giáo hội đã hòa hợp, nỗ lực, cố gắng vượt bậc đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng, đó là: Tăng sự trang nghiêm, Tăng Ni đoàn kết; Các kỳ An cư kết hạ được tổ chức ở tất cả các Ban Trị sự, tổ chức thành công 70 Đại Giới đàn truyền thụ giới pháp cho hơn 20 ngàn giới tử tiếp nối hậu lai, báo Phật ân đức, hàng trăm ngàn đồng bào Phật tử được quy y Tam bảo;

Chùa và cơ sở tự viện được mở mang xây dựng; Nhiều buổi thuyết pháp, tưởng niệm tri ân Anh hùng liệt sỹ, nhiều khóa tu mùa hè, khóa giảng và tu online được tổ chức đáp ứng cho nhu cầu của đồng bào Phật tử và giới trẻ thanh thiếu niên; Hoạt động hiệu quả của các Trung tâm điều hành điện tử, công tác thông tin truyền thông, báo, tạp chí, truyền hình và nghiên cứu Phật học đạt nhiều thành tựu;

Công tác từ thiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được thực hiện thường xuyên, liên tục với giá trị hơn 7.000 tỷ đồng. Công tác ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, có hiệu quả thiết thực chung tay thực hiện tốt sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù có giai đoạn phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, song công tác giảng dạy, đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Giáo hội, các trường Trung cấp Phật học, các Học viện Phật giáo Việt Nam vẫn được duy trì và tiến hành thường xuyên vừa trực tiếp, vừa phối hợp với giảng dạy bằng hình thức trực tuyến đảm bảo chương trình đào tạo. Giáo hội đã đào tạo được 194 Tăng Ni tốt nghiệp Thạc sĩ Phật học; đã có 2.156 Tăng Ni sinh tốt nghiệp Cử nhân Phật học hệ chính quy; 842 Cử nhân Phật học hệ Đào tạo từ xa; hệ Cao đẳng Phật học đã có 689 Tăng Ni sinh tốt nghiệp; hệ Trung cấp Phật học đã có 1.246 Tăng Ni sinh tốt nghiệp tại 34 Trường Trung cấp Phật học trong cả nước.

Giáo hội đã nghiệm thu và cho triển khai các thành tựu của 4 đề án lớn về văn hóa Phật giáo: Pháp phục Phật giáo Việt Nam, Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam, Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam. Thành tựu của các đề án này làm cơ sở khoa học để đưa ra được hệ giá trị bất biến trong văn hóa Phật giáo Việt Nam và truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời mở ra không gian sáng tạo, đưa vào đó dấu ấn của thời đại. Kinh sách Phật giáo đã được dịch ra tiếng Việt, ngôn ngữ Việt hóa phù hợp và dễ hiểu cho Phật tử và những người yêu mến đạo Phật, tập hợp hình thành bộ kinh tụng chung cho tất cả Tăng Ni toàn Giáo hội trong nghi thức đại lễ quốc gia.

Quan hệ Phật giáo quốc tế và hoạt động đối ngoại giao lưu, hợp tác quốc tế là một trong những thành tựu Phật sự nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua. Trong điều kiện phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động giao lưu quốc tế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội ở khắp nơi trên thế giới, mặc dù vậy các hoạt động giao lưu quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn được duy trì thường xuyên, liên tục thông qua giao lưu trực tuyến online, tham dự các hội thảo quốc tế trên web (webinar).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử và tổ chức hàng trăm đoàn của Giáo hội đi thăm viếng Phật giáo các nước, tham dự các hội thảo Phật giáo quốc tế làm tăng cường tình hữu nghị và làm sâu sắc mối quan hệ quốc tế. Đồng thời, Giáo hội đón tiếp nhiều vị nguyên thủ, lãnh đạo các nước đến thăm viếng Giáo hội và các chùa khi đến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

Hoạt động quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tập trung vào các hoạt động tham gia cứu trợ nhân đạo quốc tế như: Đã ủng hộ chính phủ và nhân dân Lào, Campuchia, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka tiền và vật tư y tế giúp đỡ trong phòng, chống dịch Covid-19 trị giá hàng triệu đô la Mỹ, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Đồng hành cùng với sự đổi mới của đất nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều thành tích trong công tác chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Giáo hội đã thành lập Ban Điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào, nâng số Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài là 22 Hội Phật tử Việt Nam ở các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và châu Phi. Giáo hội đã thiết lập mối liên lạc thường xuyên hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở 35 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các Hội Phật tử, Trung tâm văn hóa Phật giáo là trung tâm đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nơi giao lưu chia sẻ hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng, giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX: Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX: Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển

12 mục tiêu lớn

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX sẽ tập trung thảo luận và quyết tâm thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm của toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước, cũng như ở nước ngoài trong nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ thực hiện thành công 12 mục tiêu, chương trình tổng quát mà Đại hội hướng tới như sau:

Một là, nêu cao kỷ cương, giới luật, gắn liền trách nhiệm trong mọi hoạt động Phật sự của Tăng Ni, Phật tử là trên hết, trước hết. Nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế. Vững vàng kiên định trên con đường phụng sự theo lý tưởng: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội.

Hai là, nâng cao năng lực quản trị hành chính và điều hành hoạt động Phật sự của Giáo hội. Xây dựng Giáo hội số theo xu thế thời đại. Kiện toàn và hoàn thành các trung tâm điều hành điện tử của hai văn phòng Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các địa phương.

Ba là, tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời, chung tay cùng đồng bào và Nhân dân cả nước phấn đấu cho mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bốn là, đẩy mạnh sự nghiệp hoằng dương giáo pháp của Đức Phật vào mọi mặt của đời sống xã hội. Đổi mới, sáng tạo trong phương thức hướng dẫn tín đồ Phật tử. Hướng dẫn các pháp môn thực hành của Phật giáo phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội góp phần chăm sóc sức khỏe tinh thần, xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.

Năm là, phát huy tinh thần nhập thế của đạo Phật, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục Phật giáo trên cả hai lĩnh vực: đào tạo Tăng Ni và tham gia vào nền giáo dục xã hội. Nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng loại hình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và thực hành giáo pháp tại các cơ sở đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sáu là, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

Bảy là, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, quan hệ Phật giáo quốc tế theo định hướng gắn với ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo và tổ chức tôn giáo thế giới. Kiện toàn, mở rộng và kết nối chặt chẽ với các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài.

Tám là, mở rộng và thúc đẩy công tác nghiên cứu Phật học tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hợp tác và liên kết nghiên cứu Phật học với các cơ sở nghiên cứu, trường đại học ở trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam.

Chín là, tăng cường công tác pháp chế, giám sát, kiểm soát các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội. Quản lý chặt chẽ sinh hoạt tự viện, sinh hoạt của Tăng Ni theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước.

Mười là, xây dựng nền tảng chuyển đổi số của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phù hợp và tương thích với công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Nâng cao hiệu quả và đầy mạng hơn nữa truyền thông Phật giáo là kênh hoằng pháp và chuyến tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bị, trí tuệ của Đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Mười một là, phát huy tinh thần từ bi của đạo Phật, không ngừng đẩy mạnh công tác từ thiện xã hội. Kêu gọi Tăng Ni, tín đồ Phật tử tích cực tham gia, hưởng ứng phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội.

Mười hai là, lan tỏa triết lý Phật giáo trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân. Xây dựng đội ngũ doanh nhân Phật tử hướng tới tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự của Giáo hội qua việc xây dựng mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý. Khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở tự viện..

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Gốc rễ của chiến tranh

Giáo hội 18:24 30/10/2024

Thật là vinh hạnh lớn lao cho tôi khi được tham dự Hội nghị Hòa bình Thế giới được tổ chức tại trụ sở UNESCO, tổ chức của Liên Hiệp Quốc luôn hướng tới mục tiêu cao quý vì nhân loại.

Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Giáo hội 17:41 24/10/2024

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký quyết định chính thức bổ nhiệm Bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cứu trợ bão lũ: Đức Pháp chủ kêu gọi người có ít đóng ít, người có nhiều đóng nhiều

Giáo hội 18:17 16/09/2024

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sáng 16/9 đã phát động đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra tại các tỉnh thành phía Bắc.

Ban TT-TT Tiền Giang sản xuất gần 1.000 tin bài, hơn 500 video mỗi năm

Giáo hội 17:22 24/07/2024

Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VII (2012-2017) Trung ương GHPGVN đã thành lập Ban Thông tin Truyền thông để có tiếng nói chính thức của GHPGVN trong thông tin quản lý điều hành mọi Phật sự và truyền bá Chánh pháp.

Xem thêm