Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đạo diễn Điệp Văn thực hiện phim về cố Hòa thượng Thích Tâm Hoàn

"Còn vài ngày nữa bộ phim về vị Hòa thượng có công với Phật giáo Bình Định sẽ hoàn thành, dâng lên cúng dường húy nhật của ngài", Đạo diễn Điệp Văn hoan hỷ chia sẻ.

Tháng 3 vừa qua, theo lời mời của môn đồ hiếu quyến cố Hòa thượng Thích Tâm Hoàn, một danh Tăng tỉnh Bình Định, ê-kíp thực hiện phim về ngài do đạo diễn Điệp Văn dẫn đầu đã thực hiện những cảnh quay quan trọng tại An Nhơn, Quy Nhơn...

Theo đạo diễn Điệp Văn, được sự hỗ trợ nhiệt tình của Phật tử Nguyễn Phúc Trường (người cháu ruột gọi cố Hòa thượng Thích Tâm Hoàn là bá phụ), đoàn làm phim đã có nhiều tư liệu quý giá. 

Chùa Thập Tháp, ngôi chùa cố Hòa thượng có gắn bó công việc

Chùa Thập Tháp, ngôi chùa cố Hòa thượng có gắn bó công việc

"Đặc biệt, chúng tôi đã đặt chân đến hầu hết các ngôi chùa mà cố Hòa thượng đã có vai trò khai sơn, phục dựng, gìn giữ cùng những ngôi trường đào tạo Tăng tài Phật giáo mà ngài có đóng góp lớn", đạo diễn Điệp Văn nói.

Anh Nguyễn Phúc Trường bày tỏ, Hòa thượng Thích Tâm Hoàn đã để lại nhiều di sản quý báu về tinh thần cho môn nhân pháp quyến, trong đó có gia đình anh. 

Trong khi đó, Hòa thượng Thích Nguyên Phước, UVTT HĐTS, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định xúc động nói về những công hạnh của cố Hòa thượng bổn sư Thích Tâm Hoàn.

"Là đệ tử của Hòa thượng Thích Tâm Hoàn, chúng tôi học được hạnh nguyện làm giáo dục, hành chánh giáo hội và cả chăm lo tự viện từ thầy mình. Phật sự đa đoan nhưng ngài luôn giữ hạnh hoan hỷ, khiêm cung, giản dị, giáo hóa đồ chúng, Phật tử qua thân giáo trang nghiêm", Hòa thượng Thích Nguyên Phước chia sẻ. 

Chân dung cố Hòa thượng Thích Tâm Hoàn. Ảnh tư liệu

Chân dung cố Hòa thượng Thích Tâm Hoàn. Ảnh tư liệu

Hòa thượng Thích Tâm Hoàn là con cháu dòng họ Nguyễn Phúc định cư dưới chân đồi Phốc Lốc tính đến đời Ngài đã trải qua 7 đời. Ngài xuất gia vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Ất Hợi (1935) khi vừa tròn 12 tuổi với Hòa thượng húy Trừng Chấn hiệu Chánh Nhơn. Năm 1944, lúc 20 tuổi, ngài thọ Cụ túc giới tại Tổ đình Hưng Khánh. 

Ngài từng có thời gian tu học tại Phật học đường Báo Quốc-Huế 5 năm.

Năm Giáp Ngọ (1954), ngài được tấn phong ngôi vị Thượng tọa, giữ nhiều vị trí quan trọng trong giáo hội tỉnh nhà, trú trì tổ đình Long Khánh (Quy Nhơn) và đảm đương công tác giáo dục Phật giáo như Phó Hội trưởng Hội Phật học tỉnh Bình Định, Phó Giám viện và Giáo thọ tại Phật học viện Phước Huệ - Tổ đình Thập Tháp, Giám đốc Trung Tiểu học Tư thục Bồ Đề Quy Nhơn... 

Hòa thượng Thích Tâm Hoàn an nhiên thị tịch vào lúc 5 giờ sáng mùng 7 tháng 3 năm Tân Dậu (1981) tại tổ đình Long Khánh (TP.Quy Nhơn, Bình Định). Dẫu chỉ trụ thế 58 năm, nhưng với 38 tuổi đạo, Hòa thượng đã làm trọn vẹn nhiều Phật sự.

Đạo diễn Điệp Văn (bìa phải) và nhóm thực hiện phim cùng thầy trụ trì chùa Hương Mai - một trong những ngôi chùa mang dấu ấn cố Hòa thượng Thích Tâm Hoàn. Ảnh: Chí Trần

Đạo diễn Điệp Văn (bìa phải) và nhóm thực hiện phim cùng thầy trụ trì chùa Hương Mai - một trong những ngôi chùa mang dấu ấn cố Hòa thượng Thích Tâm Hoàn. Ảnh: Chí Trần

Được biết, đạo diễn Điệp Văn có kinh nghiệm trong làm phim về Phật giáo. Anh từng thực hiện thành công phim về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, hành trình Phật ngọc...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội

Tin tức 13:31 21/11/2024

Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Tin tức 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Xem thêm