Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 18/05/2020, 14:49 PM

Đạo hạnh của người xuất gia, một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo

Khi nói đến văn hóa của Đạo Phật, chúng ta nghĩ ngay đến đức Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã khơi dòng đầu nguồn cho văn hóa Phật Giáo tại xứ Ấn, để từ đó dòng chảy của nó ngày càng mở rộng và thấm đẫm khắp năm châu.

Tu tập thế nào để tránh 'tẩu hỏa nhập ma'?

Một trong những nét đẹp văn hóa của Ngài thường được nhân loại ngợi ca: đó là đời sống phạm hạnh.

Đời sống phạm hạnh của đức Phật được xông ướp bằng hương thơm của giới, định và tuệ. Chính vì vậy, sức cảm hóa của Ngài đối với muôn loài thật diệu kỳ chưa từng có. Một ví dụ điển hình cho khả năng cảm hóa đó, chúng ta dễ dàng thấy rõ qua hình ảnh năm anh em Kiều Trần Như:

- Khi thấy đức Thế Tôn từ xa đang đi đến vườn nai, năm vị đạo sĩ đã nói với nhau rằng: “Này các đạo hữu, đạo sĩ Cù Đàm đang đi đến ta, đạo sĩ ấy xa hoa, không bền chí cố gắng và đã trở lại đời sống lợi dưỡng. Đạo sĩ ấy không đáng cho ta niềm nở tiếp đón, cung kính và phục vụ”. Vậy mà, lúc đức Phật bước từng bước khoan thai đến gần, cốt cách oai nghi của đức Phật tự nhiên cảm hóa năm anh em nhà họ và không ai bảo ai, người thì đến rước y bát, người thì dọn chỗ ngồi…, để sau đó trở thành năm vị đệ tử Tỳ kheo đầu tiên của Ngài.

Nguồn đạo hạnh thanh khiết của đức Phật đã không ngừng lan tỏa và tưới mát cho các vị đệ tử, từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác…, trở thành một dòng chảy đạo hạnh miên viễn trong đời sống Tăng ni chúng ta.

Đời sống phạm hạnh của đức Phật được xông ướp bằng hương thơm của giới, định và tuệ.

Đời sống phạm hạnh của đức Phật được xông ướp bằng hương thơm của giới, định và tuệ.

Cách tu tập vượt thắng ngũ giới để có cuộc sống an vui

Đạo hạnh của người xuất gia được ẩn tàng trong ba ngàn oai nghi và tám muôn tế hạnh. Nhưng, suy cho cùng thì sự biểu hiện của đạo hạnh được thể hiện rõ nét trên ba phương diện: Thân - Khẩu - Ý và trong bốn oai nghi: Hành - Trụ - Tọa - Ngọa.

Xét ở phương diện của ý, chúng ta thấy rằng: Ý là một phạm trù triết học có tính chất tiềm ẩn, vô hình và luôn luôn biến động “Tâm viên ý mã”, cho nên thật khó mà nắm bắt, nhận xét và đánh giá một cách đúng đắn về sự biểu hiện của đạo hạnh. Tuy nhiên, ý lại có tác dụng chi phối và điều khiển hai phương diện: Thân - khẩu. Chính vì vậy, khi một vị xuất gia sống với tâm ý trong sáng, lành mạnh thì ắt hẳn thân và khẩu sẽ nhu hòa, tươi mát và đem lại lợi lạc cho mình, cho đời. Trong kinh Pháp cú, phẩm Song Yếu, Phật đã chỉ rõ điều đó:

Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ ý tạo

Nếu với ý thanh tịnh

Nói năng hay hành động

An lạc bước theo sau

Như bóng không rời hình.

Chính sự thu nhiếp tâm ý, điều phục vọng tưởng, mà thân - khẩu của hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni được thể hiện qua trạng thái rạng rỡ và an vui:

Người tâm ý an tịnh

Lời an nghiệp cũng an

Chánh trí chơn giải thoát

Tịnh lạc là vị ấy.

(PC. 96)

Việc thọ trì giới luật của Tăng ni được đặt nền tảng trên tình thương và sự hiểu biết, của Trí tuệ và từ bi, của tự giác và tự nguyện, hoàn toàn vắng bóng tính gượng ép, bắt buộc.

Việc thọ trì giới luật của Tăng ni được đặt nền tảng trên tình thương và sự hiểu biết, của Trí tuệ và từ bi, của tự giác và tự nguyện, hoàn toàn vắng bóng tính gượng ép, bắt buộc.

Hay nói cách khác, chính vì sống đúng theo tinh thần của “Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh niệm, chánh định”, mà hình tướng của người xuất gia được thể hiện ra bên ngoài đó là “Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng”. Ngược lại, thân và khẩu thường được phòng hộ, luôn duy trì “chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng” thì ý sẽ dễ dàng được điều phục. Đây là mối quan hệ hữu cơ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ tương cho nhau, để làm nên một đời sống đạo hạnh của người đệ tử xuất gia.

Để sống đúng “Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng”, hàng Tăng ni phải gìn giữ giới không sát sanh, hại người, hại vật, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối… Đối với đời sống trần tục, vì mưu sinh sự sống, vì sai lầm chấp ngã, nên tâm ý và miệng lưỡi của con người quả thật đáng sợ, đó là điều tất nhiên. Nguyễn Trãi - Vị anh hùng dân tộc- danh nhân văn hóa thế giới phải não nuột thở than cho thế sự: “Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn - Đường đời quanh tựa nước non quanh”. Còn hàng Tăng ni chúng ta sống dưới “mái nhà giải thoát” thì lại lìa xa tam độc Tham Sân Si. Thường phòng hộ các căn, thiểu dục tri túc, nói lời hòa ái, thiết tha tôn trọng sự sống, yêu thương con người và muôn loài cây cỏ, sống một đời sống đạo hạnh, thanh cao, trong trẻo. Thật cao quý biết bao!

Việc thọ trì giới luật của Tăng ni được đặt nền tảng trên tình thương và sự hiểu biết, của Trí tuệ và từ bi, của tự giác và tự nguyện, hoàn toàn vắng bóng tính gượng ép, bắt buộc. Không những vậy, việc gìn giữ giới luật để nhiếp phục thân khẩu ý còn cần phải được tiến hành một cách miên mật trong bốn oai nghi: Hành, Trụ, Tọa và Ngọa. Đúng như lời các bậc cổ đức trong chốn tòng lâm thường dạy: “Đi cũng thiền, nằm cũng thiền - Động tịnh nói nín thảy an nhiên”. Mỗi bước đi của người xuất gia đều nhẹ nhàng, khoan thai, thảnh thơi và tự tại. Trong lúc ngồi thì an ổn, vững chãi như núi Tu di. Khi đứng thì đoan nghiêm, tề chỉnh và lúc nằm thì kín đáo, thanh tao.

Tuệ giác của Đức Phật

Như vậy, chính đời sống đạo hạnh, khéo hộ trì thân khẩu ý trong bốn oai nghi, mà thân và tâm của nguời xuất gia luôn được thuần tịnh, an lạc và giải thoát:

“Lành thay phòng hộ thân

Lành thay phòng hộ lời

Lành thay phòng hộ ý

Lành thay phòng tất cả

Tỳ Kheo phòng tất cả

Thoát được mọi khổ đau.”

(PC. 361)

Đồng thời, được Trời và người tán thán ngợi khen:

 Ai nhiếp phục các căn

 Như đánh xe Điều ngự

 Mạn trừ lậu hoặc dứt

 Người vậy chư Thiên mến.

(PC. 94)

Tóm lại, đạo hạnh của Tăng ni là hệ quả của quá trình thanh lọc, điều phục thân khẩu ý trong tứ oai nghi hằng ngày của đời sống. Chính những lời nói thanh tao, những hành động hướng thiện, những ý nghĩ chơn chánh của người xuất gia, đã làm nên nét đẹp văn hóa đặc thù của Phật giáo. Nó là đường vẽ chấm phá tuyệt hảo trong bức tranh văn hóa muôn màu của đạo Phật. Nói theo thuật ngữ của ngành Mỹ học, thì đạo hạnh của người xuất gia chính là “Cái Đẹp”, “Cái Cao Cả”. Nói theo ngôn từ nhà Phật, thì đó là đời sống “Chân, thiện, mỹ”. Đạo hạnh của Tăng Ni như đóa hoa ưu đàm bát la tươi mát, cứ mãi lung linh, trôi chảy trong dòng văn hóa Phật giáo, tỏa hương thơm an lành, giải thoát khắp muôn phương:

 Hương các loài hoa thơm,

 Không ngược bay chiều gió.

 Nhưng hương người đức hạnh,

 Ngược gió khắp tung bay.

( PC. 54)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm