Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/05/2020, 10:58 AM

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Đức Phật Thích Ca hiện thân trên cuộc đời, mang thân tứ đại như chúng ta. Tuy nhiên, qua cuộc đời giáo hóa độ sanh của Ngài, chúng ta thấy thể hiện rõ nét ba đặc tính: Trí tuệ, Từ bi, Bình đẳng, hàm chứa đầy đủ trong con người siêu phàm ấy.

Những câu hỏi thú vị về Đức Phật Thích Ca

Đức Phật Thích Ca hiện thân trên cuộc đời, mang thân tứ đại như chúng ta. Tuy nhiên, qua cuộc đời giáo hóa độ sanh của Ngài, chúng ta thấy thể hiện rõ nét ba đặc tính: Trí tuệ, Từ bi, Bình đẳng, hàm chứa đầy đủ trong con người siêu phàm ấy.

Thật vậy, Đức Phật tiêu biểu cho một bậc thánh nhân toàn giác, toàn thiện, toàn mỹ, vì mọi việc làm của Ngài trong suốt 49 năm cứu nhân độ thế đã tỏa sáng trí tuệ tuyệt vời, tình thương bao la và tinh thần bình đẳng tuyệt đối.

Trên bước đường vân du hóa độ, tinh thần bình đẳng, từ bi và trí tuệ của Đức Phật đã là chất liệu thu hút đông đảo quần chúng thuộc mọi tầng lớp xã hội theo Ngài, sống gắn bó với Ngài. Nhìn vào giáo đoàn của Đức Phật, thấy rõ một sự kết hợp hài hòa từ vương tôn công tử, các nhà quyền quý, trưởng giả cho đến hạng người trí thức, thương gia hay thường dân và kể cả những người nghèo khổ, cùng đinh.

Đức Phật tiêu biểu cho một bậc thánh nhân toàn giác, toàn thiện, toàn mỹ, vì mọi việc làm của Ngài trong suốt 49 năm cứu nhân độ thế đã tỏa sáng trí tuệ tuyệt vời, tình thương bao la và tinh thần bình đẳng tuyệt đối.

Đức Phật tiêu biểu cho một bậc thánh nhân toàn giác, toàn thiện, toàn mỹ, vì mọi việc làm của Ngài trong suốt 49 năm cứu nhân độ thế đã tỏa sáng trí tuệ tuyệt vời, tình thương bao la và tinh thần bình đẳng tuyệt đối.

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đặc biệt có nhiều giáo chủ của các tôn giáo khác quy phục Đức Phật. Điển hình như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Ca-diếp là giáo chủ những ngoại đạo nổi tiếng đương thời trở thành đệ tử Phật, vì họ cảm nhận được lòng từ bi sâu xa, vô lượng của Ngài bao phủ trọn vẹn tâm hồn họ. Thật vậy, sống với ngoại đạo thì họ luôn tranh cãi, chống báng nhau; nhưng về với Phật, mọi bất hòa, hiềm khích tự tan biến như mây khói, không có ý thức chống đối nào có thể khởi lên trước ánh sáng từ bi cao cả của Đức Phật.

Thực tế cuộc đời giáo hóa của Đức Phật thể hiện lòng từ ái bao dung của Ngài, đã từng làm dịu mát tâm ác độc của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đang sôi sục sân hận, ghét ganh, trở thành người biết ăn năn và xin từ bỏ những việc làm tội lỗi, bỏ cả quyền lợi của một giáo chủ lãnh đạo tu viện với 500 đệ tử, để theo Phật tu hành. Điều đó thật không phải chuyện đơn giản, thiết nghĩ ngoài tấm lòng từ bi vô lượng của Đức Phật ra, không ai có khả năng cảm hóa như vậy.

Trí tuệ Phật, hay hiểu biết của Ngài về cuộc đời, về mọi việc trong vũ trụ giúp cho người thấy vấn đề sáng ra, trong kinh điển thường gọi là khai ngộ. Chưa gặp Phật, chấp đủ thứ, bị mọi định kiến ràng buộc, nhưng không giải quyết được gì. Về với Phật, trí tuệ Ngài chỉ đạo cho họ tháo gỡ mọi gút mắc, thoát khỏi những sai lầm trói buộc một cách nhẹ nhàng. Nói khác, nương theo Phật tu, trí sáng ra, nên họ tự vượt khó khăn dễ dàng, tự giải quyết được đúng đắn, lợi ích.

Chúng ta còn nhớ Xá-lợi-phất hạnh ngộ Đức Phật, trí tuệ Ngài đã tác động vị thánh đệ tử này, giải tỏa được mọi thắc mắc, khổ đau cho ông. Bao nhiêu ẩn số về cuộc đời tồn đọng, làm đau đầu, nhức óc đại luận gia Xá-lợi-phất bỗng chốc được khai thông. Quả là kỳ diệu, ông đã thấy rõ đáp số cho mọi vấn đề khi vừa nhìn thấy hình bóng giải thoát của Đức Phật. Phần lớn những nhà trí thức theo Phật, thoát khỏi hố sâu của lý luận, thắc mắc tự tiêu tan, nhẹ nhàng thanh thản trước cuộc đời, thường được diễn tả là giải thoát tri kiến.

Theo dòng thời gian, Phật giáo nhẹ nhàng lặng lẽ đi vào lòng người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Không đâu không có hình bóng những người nối chí Phật, được kinh Hoa Nghiêm diễn tả là Pháp thân Phật.

Theo dòng thời gian, Phật giáo nhẹ nhàng lặng lẽ đi vào lòng người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Không đâu không có hình bóng những người nối chí Phật, được kinh Hoa Nghiêm diễn tả là Pháp thân Phật.

Thờ Phật Thích Ca mà chào nhau câu A Di Đà Phật là do đâu?

Mặc dù Đức Phật được tôn là đấng Vô Thượng Sư, nhưng trong cuộc sống, Ngài đối xử với mọi người rất bình đẳng. Sinh hoạt của giáo đoàn dưới sự hướng dẫn của Ngài, thể hiện tinh thần phá bỏ giai cấp một cách triệt để. Đức Phật sống hài hòa với tất cả đệ tử, tâm bình đẳng của Ngài bao phủ trọn vẹn đại chúng, khiến họ tự quên mình thuộc giai cấp nào. Vì vậy, người quyền quý, giàu có, trí thức tu chung với người nghèo khổ, bình dân mà vẫn hòa hợp, thanh tịnh, không chướng ngại.

Ba đức tính cao quý: Trí tuệ, Từ bi, Bình đẳng của Đức Phật được các thánh đệ tử tiếp nhận và tiếp tục thắp sáng trên bước đường truyền giáo. Các vị A La Hán hành đạo khắp nơi trên thế giới, đến nơi nào cũng thể hiện ba điều cao quý ấy, tạo thành nếp sống hài hòa với mọi người, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, mà kinh thường gọi là tùy duyên.

Thí dụ khi đặt chân đến Trung Hoa, các nhà sư truyền giáo đã kết hợp hài hòa tinh ba của Phật pháp với văn hóa truyền thống sẵn có là Lão-Trang, Khổng-Mạnh. Hài hòa đến độ dân chúng nơi ấy thấy các nhà sư Phật giáo là người của Lão-Trang hơn cả Lão-Trang.

Trong lịch sử, cũng thể hiện rõ nét tinh thần ấy. Như Đạo Dung, Đạo Sanh, Tăng Triệu, Tăng Duệ là học trò nổi tiếng của hai đạo Lão-Trang và Khổng-Mạnh, sau này trở thành đệ tử của ngài Cưu Ma La Thập, đóng vai trò trợ thủ đắc lực nhất cho Ngài trong việc phiên dịch kinh điển.

Thiết nghĩ, nối gót theo tinh thần bình đẳng, vô ngã hoàn toàn, các nhà sư truyền đạo không mang định kiến đạo Phật phải là thế này, không thể thế kia. Nhưng đối với họ, tinh ba của con người là một phần của đạo Phật, nên thường lựa chọn những gì tốt nhất của con người thì phát huy cái đó. Theo tinh thần ấy, các nhà truyền giáo đã lấy những điểm hay, đẹp của Lão-Trang, Khổng-Mạnh để kết hợp với áo nghĩa của đạo Phật, dùng phương tiện hài hòa ấy mà chuyển hướng họ dần theo chánh pháp. Có thể khẳng định bản chất của người tu sĩ vô ngã vị tha, lấy văn minh của xã hội, những điều hay đẹp của quần chúng trang nghiêm cho đời, nên họ và người hài hòa được với nhau.

Lòng từ bi bao la, vì người, lo cho người được soi sáng bởi trí tuệ toàn giác theo Phật dạy chắc chắn có giá trị muôn đời, ở bất cứ nơi nào trên trái đất này.

Lòng từ bi bao la, vì người, lo cho người được soi sáng bởi trí tuệ toàn giác theo Phật dạy chắc chắn có giá trị muôn đời, ở bất cứ nơi nào trên trái đất này.

Nhân duyên Đức Phật Thích Ca 2 lần hạ thế từ cung trời đâu suất

Cũng trên tinh thần vô ngã, Phù Vân Quốc sư khuyên Vua Trần Thái Tông không nên bỏ ngai vàng để vô núi tu. Con đường thăng hoa cuộc sống tâm linh đối với vua là phải lấy tâm người làm tâm mình, lấy yêu cầu của quần chúng làm yêu cầu của mình, trở về triều lo việc trị nước an dân. Phật giáo trên con đường phát triển, truyền sang Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan v.v..., đến nơi nào, đạo Phật đều thích hợp với văn hóa dân tộc bản địa và trở thành lẽ sống cho người thăng hoa, tạo thành thế Phật giáo tồn tại vững chắc, lâu dài, hiền hòa. Sống tách biệt, chống đối, thù hiềm, mưu cầu lợi ích riêng tư... chưa bao giờ là hành trang của người đệ tử chân chính nối gót chân Phật.

Đức Phật đã thể hiện trọn vẹn tinh thần vì lợi ích cho số đông trên bước đường giáo hóa, tạo thành nét đẹp tuyệt vời của một giáo đoàn thanh tịnh, hòa hợp với xã hội.

Tinh thần hài hòa của Đức Phật là chất liệu quý báu đưa Phật giáo phát triển khắp năm châu, tồn tại hơn 25 thế kỷ. Đặc biệt ngày nay, Phật giáo đang lần bước mở rộng ở các nước Tây phương. Và những vị Thiền sư cũng theo tinh thần phục vụ vô ngã, đã nhẹ nhàng ảnh hưởng cho người phát triển tâm linh, khai thông được những bức bách của xã hội văn minh.

Tóm lại, hàng đệ tử Phật đời sau nối tiếp hạnh nguyện của Ngài, thể hiện được chân tinh thần trí tuệ, từ bi, bình đẳng, vô ngã vị tha, thì hành đạo ở nơi nào cũng được mọi người kính mến, quý trọng, thành tựu mọi việc lợi cho đời, tốt cho đạo.

Theo dòng thời gian, Phật giáo nhẹ nhàng lặng lẽ đi vào lòng người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Không đâu không có hình bóng những người nối chí Phật, được kinh Hoa Nghiêm diễn tả là Pháp thân Phật.

Đức Phật được tôn là đấng Vô Thượng Sư, nhưng trong cuộc sống, Ngài đối xử với mọi người rất bình đẳng.

Đức Phật được tôn là đấng Vô Thượng Sư, nhưng trong cuộc sống, Ngài đối xử với mọi người rất bình đẳng.

Ngẫm về “định luật vô thường” của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Thiết nghĩ, lòng từ bi bao la, vì người, lo cho người được soi sáng bởi trí tuệ toàn giác theo Phật dạy chắc chắn có giá trị muôn đời, ở bất cứ nơi nào trên trái đất này.

Cảm nhận sâu sắc những đức tính cao thượng tuyệt vời ấy của Đức Từ Phụ, chúng ta sung sướng hướng về Ngài, ca ngợi, đảnh lễ:

Phật thân thanh tịnh tợ lưu ly

Phật diện du như mãn nguyệt huy

Phật tại thế gian thường cứu khổ

Phật tâm vô xứ bất từ bi.

> Xem thêm video Ý nghĩa của bài sám:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Xem thêm