Tu tập thế nào để tránh 'tẩu hỏa nhập ma'?
Trong Phật giáo không có thuật ngữ “tẩu hỏa nhập ma”, nhưng những tình trạng tương tự tẩu hỏa nhập ma được kinh điển đề cập rất nhiều thông qua các từ “ma sự”, “ma chướng”, gồm cả nội ma lẫn ngoại chướng mà tiêu biểu là 50 món ma đã được kinh Thủ Lăng Nghiêm nói đến.
“Tẩu hỏa nhập ma” là thuật ngữ được nói đến trong võ học. Đó là tình trạng rối loạn khí huyết, đảo lộn kinh mạch do tu luyện khí công, nội công sai phương pháp hoặc do nóng vội mà luyện tập không đúng trình tự, diễn tiến, dẫn đến nhẹ thì sinh bệnh, nặng thì bán thân bất toại; điên loạn, thậm chí tử vong.
Người tu theo đạo học, thỉnh thoảng cũng dùng thuật ngữ “tẩu hỏa nhập ma” để chỉ tình trạng cuồng tâm loạn trí, ảo tưởng, hoặc rơi vào tà kiến, ngoại đạo... do dụng tâm, dụng công sai trong quá trình tu tập. Có thể nói “tẩu hỏa nhập ma” là một dạng bệnh lý; trong võ học nó thiên về tâm bệnh.
Tình trạng tẩu hỏa nhập ma trong giới võ thuật tuy biểu hiện là thân bệnh nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh, có thể khiến cho người bệnh thay đổi tính khí, thay đổi tâm tư tình cảm, có thể khiến một người có bản tính lương thiện trở thành hung ác. Tình trạng tẩu hỏa nhập ma trong giới tu tập theo đạo học tuy là tâm bệnh nhưng cũng ảnh hưởng không ít đến cơ thể sinh, vật lý.
Cách tu tập vượt thắng ngũ giới để có cuộc sống an vui
Trong Phật giáo không có thuật ngữ “tẩu hỏa nhập ma”, nhưng những tình trạng tương tự tẩu hỏa nhập ma được kinh điển đề cập rất nhiều thông qua các từ “ma sự”, “ma chướng”, gồm cả nội ma lẫn ngoại chướng mà tiêu biểu là 50 món ma đã được kinh Thủ Lăng Nghiêm nói đến.
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy có 10 món ma thuộc về Sắc ấm, 10 món ma thuộc về Thọ ấm, 10 món ma thuộc về Tưởng ấm, 10 món ma thuộc về Hành ấm, và 10 món ma thuộc về Thức ấm. Tổng cộng có 50 món ma nói trên, có hai trường hợp mà người tu hành thường gặp phải:
- Thứ nhất, tâm sinh đại ngã mạn: người tu tự cho việc tu hành của mình với những sở ngộ, sở đắc như thế là đầy đủ, viên mãn rồi, từ đó sinh tâm đại ngã mạn, khinh khi chư Phật, các bậc Thanh văn, Duyên giác, tự cho mình chứng thành.
- Thứ hai, tham cầu thần thông, diệu dụng: người tu khởi tâm tham cầu thần thông, diệu dụng, những cảm ứng linh nghiệm, thuyết tà pháp, bày điều mê tín dị đoan, tiên tri kiết hung họa phước.
Đôi khi người tu hành học đạo rơi vào tình trạng “tẩu hỏa nhập ma” mà không hay, đó là những hiện tượng:
1. Tư tưởng rối loạn do tích chứa quá nhiều kiến thức mà không thể thâu về một mối, không thể quán triệt thấu suốt để dung hòa, từ đó cũng không biết chỗ để thực hành, tu tập.
2. Học không bắt đầu từ căn bản, không có cơ sở, nền tảng vững chắc, không được chỉ dạy, huấn luyện căn cơ, trình độ. Căn cơ, trình độ thấp kém, nhưng tiếp cận giáo lý Đại thừa nên sinh tâm ngã mạn, rơi vào tà kiến, ngoại đạo. Việc tu tập những pháp môn không phù hợp căn cơ, trình độ, chẳng những không đạt kết quả mà còn có hại cho bản thân.
3. Tự thấy mình có khả năng tiên tri, dự đoán kiết hung, tiêu tai giải nạn, xem mình như thần thánh có quyền ban phước giáng họa, thay đổi điều kiết hung mà không cần phải tuân theo nhân quả bằng cách dùng thần chú, mật ấn, Phạn tự nếu là người tu theo Phật giáo, dùng tà thuật nếu là ngoại đạo, có người còn tự xưng là Vô
Thượng sư, Đạo sư, Phật sống, Tổ sư, đấng nọ đấng kia nhập đồng áp bóng..., và thấy rằng mình đáng được mọi người sùng bái, kính ngưỡng.
Ngũ giới – Thập thiện và vấn đề gìn giữ hạnh phúc gia đình
Thời nào cũng có những người tu tập theo đạo học nhưng sai đường lối, rơi vào tà kiến, mắc phải tâm bệnh, làm việc ma sự, truyền bá mê tín không đúng sự thật. Hầu hết những người này đều có ảo tưởng rằng mình đã chứng đắc thần thông hoặc được các đấng thiêng liêng phù trợ.
Hiện tượng này giống như tình trạng bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Ở Phương Tây, trước giờ cũng có vô số trường hợp “tẩu hỏa nhập ma” khiến phát sinh tinh thần do cuồng tín. Do có niềm tin và cách hành đạo lệch lạc, làm hại bản thân và hại nhiều người khác.
Người tu học Phật nếu dụng tâm sai (không có chính kiến, không có chính niệm, móng tâm vọng niệm chấp trước, tham cầu thần thông diệu dụng, tu hành với niệm tham, sân, si, tu hành với mục đích có được lợi dưỡng, danh tiếng, sự trọng vọng), dụng công sai (tình trạng thái quá hoặc bất cập trong tu tập, hoặc thực hành sai phương pháp, không đúng lộ trình), hoặc nếu không có thầy minh sư hướng dẫn..., đều có thể rơi vào đường tà hoặc rối loạn tâm thần, mất phương hướng tin theo tà kiến, tà giáo, càng thực hành càng u mê.
Có thể nói không ít người đã từng tiếp xúc các trường hợp như thế. Có một vị Phật tử nọ, sau một thời gian tu thì nảy sinh tình trạng “ợ ợ, ngáp ngáp” cho rằng mình được “đấng bề trên” độ mạng, anh thường hay xem bói, đoán kiết hung cho người khác, chỉ cách cúng kiến, cầu khấn. Thầy bạn cho rằng anh đã lạc vào đường tà, tìm cách giúp anh nhưng anh cứ khư khư là mình tu đúng chính pháp.
Có nhiều người sau khi tu theo Mật tông một thời gian thì tự tin rằng mình có khả năng tiêu tai giải bệnh, trừ tà, giúp người kinh doanh mua bán hanh thông phát đạt, dám tiên đoán người bệnh trong bao lâu sẽ bình phục hoặc mãn phần. Nhưng khi sự việc xảy ra không như lời “phán” của “cao nhân” thì “cao nhân” lánh mặt hoặc tìm lý do để ngụy biện, đôi khi tự gạt cả thân mình vì có ảo tưởng mình có khả năng đặc biệt hoặc có hộ pháp, chư thiên ủng hộ.
Tình trạng “tẩu hỏa nhập ma” tinh thần không dễ nhận ra nếu không có minh sư, không có thiện hữu trí thức khai thị, chỉ điểm, dẫn dắt.
Ngày nay hiện tượng bị ngũ ấm ma dẫn dắt đối với người tu không những chỉ xảy ra ở những người cư sĩ tập tu mà nó còn xảy ra ở nhiều vị thầy tu sĩ. Những người này trên đường tu tập họ luôn tin vào những điều không có thật do sự học tập sai lạc vì không có minh sư hay thiện hữu trí thức dẫn dắt. Họ càng tu thì càng lạc vào mê cung, tà kiến, càng tu càng xa rời chính pháp, càng xa rời sự thật, chân lý. Tai hại hơn là mỗi ngày họ lại gieo rắc sự "tẩu hỏa nhập ma" này cho nhiều người khác bằng cách phát huy tụ tập, giảng nói, truyền bá, thực hành nhiều việc “ma sự”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm