STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Ở một số địa phương, trong đó có Lâm Đồng, việc “sư không ở chùa” mà mạnh ai nấy mua đất nông nghiệp, xây nhà tạm để ở là chuyện hết sức bình thường.
Tăng Ni ở một mình, hoặc ở theo nhóm từ hai người trở lên tại cơ sở không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý có thể bắt gặp ở đâu đó. Việc ẩn tu, lập am, cốc là một vấn đề Tăng sự cần được sớm có giải pháp đúng pháp Phật, phù hợp với luật pháp và với nhu cầu thực tế của Tăng Ni.
Những ngày gần đây, các cơ quan báo chí đưa tin về vụ việc người đàn ông tên Nguyễn Đắc Vũ (38 tuổi) “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Tin nóng này nhanh chóng “viral” trên mạng xã hội, tạo cơ hội cho cộng đồng bàn tán, cơ hiềm.
Nguyễn Đắc Vũ nguyên là tu sĩ Phật giáo, với pháp danh Thích Vạn Chánh (Thích Nguyên Huy), xuất gia tại Thiền viện Vạn Hạnh (TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Và từ tháng 11/2024, tu sĩ này đã bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tẩn xuất, tước tăng tịch khi bị phát hiện gây ra vụ việc như báo chí đã và đang đề cập.
Năm 2018, Nguyễn Đắc Vũ được trụ trì Thiền viện Vạn Hạnh giao đến cơ sở Thập Thiện để trông coi, chăm sóc các chú tiểu được gia đình gửi đến để tu tập. Cũng từ đây Vũ đã xâm hại tình dục các chú tiểu này. Khi bị phát giác, gia đình các nạn nhân tố cáo đến cơ quan chức năng và Nguyễn Đắc Vũ đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.
Điều đáng nói là, sau khi vụ việc vỡ lỡ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng thông tin, vụ việc này xảy ra tại cơ sở được cho là chùa ở Đà Lạt lại không phải cơ sở (chùa) hợp pháp do Giáo hội quản lý.
Hệ lụy của việc sư không ở chùa
Trở lại câu chuyện “sư không ở chùa”. Theo Nội quy Ban Tăng sự Trung ương khóa VIII (2017-2022) của GHPGVN, Điều 78 nêu rõ về nơi cư trú không phải là cơ sở tự viện của Giáo hội gồm: Tăng Ni là thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (bao gồm cả Tu nữ của Hệ phái Phật giáo Nam tông) đều phải cư trú hợp pháp tại các cơ sở tự viện của Giáo hội. Tăng Ni không được cư trú và hoạt động tôn giáo tại các nơi không phải là cơ sở tôn giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như: đình, đền, phủ, miếu, không được cư trú tại tư gia Phật tử. Trường hợp đặc biệt cư trú ở ngoài cơ sở tự viện của Giáo hội phải có ý kiến của Thầy Nghiệp sư, Y chỉ sư, Ban Trị sự huyện, Ban Trị sự tỉnh nơi thường trú và nơi tạm trú.
Nội quy Ban Tăng sự Trung ương đưa ta là vậy, nhưng việc thực thi, quản lý của các cấp Giáo hội địa phương vẫn chưa nghiêm, hoặc còn lỏng lẻo. Như ở tỉnh Lâm Đồng chẳng hạn. Tại các xã Lộc Nam, Lộc Thành của huyện Bảo Lâm và nhiều xã thuộc TP.Bảo Lộc - nơi tôi đang sinh sống - có rất nhiều Tăng, Ni ở trong những cơ sở chưa hợp pháp.
Qua tìm hiểu, những Tăng, Ni này đều đang sinh hoạt tại các cơ sở Phật giáo địa phương gần nhất của Giáo hội, nhưng chỉ vào dịp An cư kiết hạ, hoặc vào những ngày Bố-tát, tụng giới. Sau đó, những Tăng Ni này về ở tại các cơ sở do mình tự bỏ tiền ra để mua đất, xây nhà cấp 4 và đặt tên am, tịnh thất A, B, C nào đó. Nhiều cơ sở không hoặc chưa được Giáo hội quản lý này vẫn đều đặn diễn ra các hoạt động Phật giáo như những ngôi chùa do Giáo hội quản lý với sự tham gia của nhiều Phật tử.
Thực ra, việc ẩn tu, tách chúng tu học ở nơi nào đó đối với các vị đạo tâm, đạo hạnh vững vàng đã, đang diễn ra từ lâu. Nhưng nếu Tăng Ni trẻ, khi sự tu tập còn chưa thật vững mà lìa thầy, xa chúng, tự lập cơ sở để tu lại còn sinh hoạt tôn giáo thì thực sự không ổn, dễ dẫn đến những hệ lụy.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trực tiếp là Ban Tăng sự Trung ương ngoài việc hướng dẫn Giáo hội địa phương thực hiện theo nội quy đã ban hành cần phải sát sao trong việc quản lý các cơ sở “gắn mác” cơ sở hợp pháp của Giáo hội. Chặt chẽ hơn nữa trong cách quản lý về nơi cư trú của Tăng Ni.
Như vụ việc Nguyễn Đắc Vũ kể trên, cơ sở Thập Thiện mà người đàn ông này được trụ trì Thiền viện Vạn Hạnh cử đến trông coi có thuộc Giáo hội quản lý từ đầu? Giáo hội và địa phương có biết được cơ sở này? Nếu biết, thì việc kiểm tra, giám sát ra sao, lại để xảy ra sự vụ nghiêm trọng như vừa qua? Lơ là trong chuyện này, hệ lụy xảy đến là không thể lường, gây ra những nhìn nhận thiếu tích cực, thậm chí là “xấu xí” từ cộng đồng và xã hội, do một bộ phận người xuất gia ở hiện tại… tạo nên!
“Tăng ly chúng Tăng tàn”. Việc rời chúng ngoài hình thức của thân thì việc không nhập vào sự tu học đúng Chánh pháp, vội vàng đi làm việc được “gắn mác” Phật sự là một sự nguy hiểm đối với đời sống tu học của một vị xuất sĩ. Đức Phật dạy, “duy tuệ thị nghiệp”, người tu lấy trí tuệ làm sự nghiệp chứ không phải những bằng cấp, vội vàng xắn tay vào đời. Khi ta chưa độ được mình, bản ngã và dục tâm chưa thực sự vắng lặng (tương đối) thì rời chúng chẳng khác nào "yếu mà ra gió", dễ bị quật ngã.
Tu sĩ trẻ như những mầm xanh cần dưỡng nuôi, uốn nắn, nhắc nhở từ thầy tổ, từ tổ chức Giáo hội… để trở thành những bậc long tượng tương lai.
Tất nhiên, thực tế cũng có những người sống trong chùa chính danh, nhưng vẫn phạm giới, phạm luật, bị xử lý như một phó trụ trì ở An Giang gần đây, cùng tội danh như Nguyễn Đắc Vũ. Tới đây mới thấy, việc tự quản lý hay nuôi dưỡng Bồ-đề tâm trở thành “lá chắn” cần thiết và quan trọng nhất trên bước đường tu. Nếu tổ chức quản lý tốt mà tự thân người tu biến chất, để mình đi lạc vào tà đạo, phạm giới, hư tâm thì sẽ phải trả giá như chính vụ việc “viral” ở Đà Lạt hay An Giang vừa qua.
Đã không đi tu thì thôi, còn hễ tu thì cần nỗ lực con đường giải thoát và quan trọng hơn là tránh ảnh hưởng đến Tăng đoàn Đức Phật nói chung, Giáo hội mà mình đang là thành viên nói riêng. Đó cũng là đạo đức, lý tưởng mà tôi nghĩ người tu nên nằm lòng.
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Sài Gòn hơn 5 năm qua có một cái nhóm mang tên Bạn cần tôi tặng - Saigon give, mà sự có mặt của nó, không chỉ đơn thuần là chuyện về vật chất bạn cần - tôi tặng, mà còn hơn thế nữa.
Năm năm trước, mùa xuân 2020, tôi tham gia khóa tu xuất gia gieo duyên, chủ đề “Sống tỉnh thức, chết bình an”.
Trong thời đại số hóa, Phật giáo đã có sự chuyển mình mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông.
Sau thời pháp thoại tối qua với nhóm thiền sinh ở Hà Nội, tôi nhận được một câu hỏi khá đặc biệt từ một bạn thiền sinh mới.
Nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, thấy cũng hơi chạnh lòng.
Đối với người Phật tử, để trưởng dưỡng đạo tâm, quy y Tam bảo và thọ nhận 5 giới (5 nguyên tắc sống đạo đức, chánh hạnh) chính là một phát nguyện đầu tiên, quan trọng.
Lá cờ thể hiện lòng tôn kính Đức Phật, biểu tượng của giáo pháp, của ánh sáng trí tuệ mà Ngài đã khai sáng cho nhân loại.
Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục - những người nổi tiếng - vừa bị báo chí, mạng xã hội và dư luận réo tên, liên quan đến quảng cáo lố một loại kẹo rau củ.