Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

“Đạo nào cũng tốt”: Phật giáo có phải tôn giáo tốt nhất?

Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe nói: Đạo nào cũng tốt. Phật giáo có là một tôn giáo tốt nhất hay không đó là phụ thuộc vào cách nhìn nhận, niềm tin chân chính của tín đồ Phật giáo về giáo pháp mà Đức Phật để lại và thực hành theo.

>>Phật pháp và cuộc sống

Đạo ở đây có nghĩa là tôn giáo. Mọi tôn giáo đều hứa hẹn hạnh phúc miên viễn cho tín đồ, khuyến khích làm thiện, tránh ác, sống hiền hòa, nêu cao đạo đức... Một cách khái quát, câu nói “Đạo nào cũng tốt” là đúng. Nhưng sự phân biệt thiện ác, điều nên làm và điều không nên làm, đánh giá hành động là nội dung chủ yếu của đạo đức học, là tiêu chí của một cá nhân trong cộng đồng xã hội, và do đó, đây chỉ là một yếu tố liên hệ đến tôn giáo chứ không phải là tôn giáo.

Tuy rất khó có một định nghĩa đầy đủ và chung nhất về tôn giáo, nhưng khi xét đến một tôn giáo, không thể bỏ qua một số yếu tố căn bản như lịch sử của vị giáo chủ, giáo lý của vị ấy, sự triển khai giáo lý ấy, tổ chức, chất lượng, số lượng của các tín đồ, quá trình hoạt động, ảnh hưởng đối với nhân quần xã hội, các nghi lễ, cách thức thờ cúng, truyền thống tâm linh, văn hóa… Nếu không như thế thì rất dễ lẫn lộn tôn giáo với một tín ngưỡng hay một tổ chức, hội đoàn, trường phái triết học, đảng phái chính trị...

Câu nói “Đạo nào cũng tốt” là đúng. Nhưng sự phân biệt thiện ác, điều nên làm và điều không nên làm, đánh giá hành động là nội dung chủ yếu của đạo đức học, là tiêu chí của một cá nhân trong cộng đồng xã hội, và do đó, đây chỉ là một yếu tố liên hệ đến tôn giáo chứ không phải là tôn giáo.

Câu nói “Đạo nào cũng tốt” là đúng. Nhưng sự phân biệt thiện ác, điều nên làm và điều không nên làm, đánh giá hành động là nội dung chủ yếu của đạo đức học, là tiêu chí của một cá nhân trong cộng đồng xã hội, và do đó, đây chỉ là một yếu tố liên hệ đến tôn giáo chứ không phải là tôn giáo.

Nếu xét tôn giáo qua các yếu tố trên, chúng ta sẽ nhận ra nhiều điều. Có tôn giáo mà lịch sử vị giáo chủ rất mơ hồ; có vị tự xưng là Thượng đế, hoặc hóa thân của Thượng đế, là vị Thiên sứ, là đấng Cứu rỗi... Có tôn giáo dạy tín đồ phải tiêu diệt kẻ ngoại đạo, xóa bỏ mọi di sản văn hóa không phải của mình. Có tôn giáo chủ trương bạo động, xâm chiếm đất đai, tàn sát sinh linh dưới chiêu bài khai sáng. Có tôn giáo ngăn cấm bước tiến hóa của khoa học vì những khám phá của khoa học trái với giáo lý của mình.

Có tôn giáo nhân danh ý của Thượng đế để xét xử, hành hạ, giết hại những kẻ “dị giáo”. Có tôn giáo cho rằng Thượng đế của mình là tối cao, ngoài ra thì tất cả giáo chủ của các tôn giáo khác đều là tà ma, ác quỷ. Có tôn giáo đầy rẫy những mê tín dị đoan. Có tôn giáo làm cho tín đồ mù quáng tin theo, bất chấp những hành động phương hại đến văn hóa, đạo đức truyền thống, đến quốc gia, dân tộc...

Như thế đủ biết không phải tôn giáo nào cũng tốt. Tuy vậy, điếu tối kỵ là sự phê phán, phản bác nhau giữa các tín đồ có tôn giáo khác nhau. Vua A-dục (Asoka, thế kỷ III TCN), vị hộ pháp vĩ đại của Phật giáo đã nhắc nhở dân chúng: “Ta không nên chỉ tôn trọng tôn giáo của mình mà bài xích tôn giáo của người khác… Mọi tôn giáo nên hòa thuận với nhau bằng cách lắng nghe và sẵn sàng lắng nghe giáo lý của nhau”.

Đức Phật dạy:

Đức Phật dạy: "Chỉ khi nào mình tự biết các pháp này là thiện, các pháp này không gây tội, các pháp này được người trí tán thán; nếu các pháp này được thực hiện, được chấp nhận thì sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc thì hãy chứng đạt và an trú".

Đức Phật từng dạy: “Nếu có người có niềm tin và nói: ‘Đây là niềm tin của tôi’, người ấy không đi đến kết luận một chiều: ‘Chỉ đây là sự thật, ngoài ra tất cả đều sai lầm.’ Như vậy là hộ trì chân lý, là chân lý được hộ trì. Và như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý” (Trung Bộ, kinh Canki).

“Đạo Phật có phải là tôn giáo tốt nhất không?”. Dĩ nhiên, người theo Đạo Phật sẽ khẳng định như thế, cũng như những người theo Đạo khác khẳng định như thế về tôn giáo của họ. Một tín đồ chân chính cần có niềm tin chân chính về giáo lý của tôn giáo mình. Phật pháp và Phật giáo được tin theo bằng lý trí và bằng thực nghiệm, đúng như Đức Phật đã dạy: “Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì nghe kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nghe lý luận siêu hình; chớ có tin vì theo đúng một lập trường; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì xuất phát nơi có uy quyền; chớ có tin vì Sa-môn là bậc Đạo sư của mình… Chỉ khi nào mình tự biết các pháp này là thiện, các pháp này không gây tội, các pháp này được người trí tán thán; nếu các pháp này được thực hiện, được chấp nhận thì sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc thì hãy chứng đạt và an trú” (Tăng Chi Bộ, kinh Những người ở Kesaputta).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Phật pháp và cuộc sống 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Phật pháp và cuộc sống 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Phật pháp và cuộc sống 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Phật pháp và cuộc sống 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm