Đạo thầy trò

Xưa có một con thỏ (Tiền thân của Ðức Phật Thích Ca) rất thông minh và đức hạnh, thường ngày nó cứ quanh quẩn bên mình một vị Ðạo Nhân, tu hành ở trong rừng để nghe kinh kệ. Ðến bữa ăn nó chạy đi kiếm hoa quả đem dâng cho Ðạo Nhân.

dao-thay-tro

Ðược ít lâu trời đổi tiết những ngày mưa tầm tã nối tiếp nhau, từng luồng gió lạnh thổi đến, rét tận xương, cây cối tả tơi, hoa quả thối rụng. Con thỏ đi kiếm mãi không ra thức ăn cho Ðạo Nhân, vì thế mà đói rét rất thảm thương. Người định hoãn việc tu hành, thu dọn đồ đoàn để trở về nhà, đợi đến mùa xuân sang năm sẽ vào rừng tu lại. Thỏ nghe vị Ðạo Nhân sắp về nhà buồn bã lắm. Nó nghĩ: “Ðạo Nhân lòng nhân từ rộng như biển, xem ta như con, ngày nào cũng giảng kinh kệ cho ta nghe, ơn ấy thật không có gì sánh kịp. Nay nghe người gặp cảnh hoạn nạn như thế mà ta không có cách để giúp đỡ thật ta lấy làm xấu hổ lắm”. Nghĩ như vậy nó chạy đi tìm thức ăn lại.

Nhưng lần này cũng như lần trước, nó không tìm được gì cả. Nó buồn bã trở về nói với vị Ðạo Nhân rằng:

– Xin Ngài hãy nhóm lửa lên, tôi vừa kiếm được một vật ăn ngon lắm.

Ðạo Nhân nghe theo, nhóm lửa lên. Khi lửa đã đỏ rực, con thỏ nhảy vào đống lửa mà nói rằng:

– Vật ấy là tôi đây!

Ðạo Nhân hoảng kinh, vội ôm thỏ ra, rồi hỏi nó tại sao làm như thế? Nó trả lời:

– Con mang ơn Ngài nhiều lắm! Nay Ngài gặp cơn đói khát phải hoàn việc tu hành, lòng con không nỡ, nên con xin hiến thân con để Ngài dùng đỡ cho qua ngày, khỏi phải bỏ lỡ cuộc tu hành.

Ðạo Nhân nghe thỏ nói, thương nó lắm. Từ đấy về sau, hai thầy trò người và thỏ, cùng nhau ở lại rừng tu hành, không quản đói rét.

Lược sử PHẬT TỔ – Theo Việt Nam Thư Quán.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Có nên can thiệp vào nghiệp của người khác không?

Phật giáo thường thức 08:27 26/12/2024

Tôi thường cho rằng về nhân quả thì ai làm nấy chịu, nhưng có một số việc tôi không biết phải đối diện với nó như thế nào cho phải. Khi không lên tiếng, thì tâm tôi sẽ không bị cuốn theo những sự việc đó mà xao động và buồn bực đau khổ...

Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú

Phật giáo thường thức 21:00 25/12/2024

Những người có duyên, quyết định chọn pháp môn trì tụng thần chú để tu tập, thì chỉ cần tin tưởng vào trí tuệ và năng lực của các đức Phật và Bồ Tát, đã tổng trì ra các thần chú, y theo đó đọc tụng thì sẽ được kết quả vi diệu.

Pháp quán đảnh của Mật tông có tiêu trừ nghiệp chướng?

Phật giáo thường thức 16:30 25/12/2024

Hỏi: Tiếp thọ Pháp quán đảnh của Mật Tông có đúng nghiệp chướng được tiêu trừ không? Làm thế nào có thể nhanh chóng tiêu trừ nghiệp chướng?

Phan duyên là gì?

Phật giáo thường thức 09:07 25/12/2024

Tâm phan duyên không thanh tịnh, tâm tùy duyên là thanh tịnh.

Xem thêm