Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 29/11/2022, 19:46 PM

Đạo từ của Đức Pháp chủ: “Nếu đạo phong mà khiếm khuyết thì làm tổn thương cho giáo hội”

Sáng 29-11-2022, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX tại Hà Nội đã cử hành lễ suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN - lãnh đạo tối cao về Đạo pháp và Giới luật theo quy định của Hiến chương.

Nghi thức suy tôn Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Ảnh: QUẢNG TÂM

Nghi thức suy tôn Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Ảnh: QUẢNG TÂM

Ngay sau khi được suy cử, tân Đệ tứ Pháp chủ Thích Trí Quảng đã ban đạo từ. Trong đó, Trưởng lão Hoà thượng nhắc lại những băn khoăn của Đệ tam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ trước những vấn đề của giáo hội thời kỳ mới như một cách tự nhắc sẽ tiếp nối những điều Đệ tam Pháp chủ đã trăn trở và ký thác.

"Đến Đại hội lần thứ VIII, đức Đệ tam Pháp chủ nhìn thấy sở học của Tăng già có nhưng đạo hạnh có phần khiếm khuyết, nặng phần lý luận, tranh chấp, hơn thua, cho nên Ngài rất lo. Ngài gọi tôi tới ký thác: Tôi đã lớn tuổi, muốn làm nhiều việc nhưng không thể làm được. Mong các Hòa thượng cùng chư tôn đức trong Hội đồng Chứng minh cố gắng xây dựng Hội đồng Giám luật để chấn chỉnh đạo phong của tăng, ni. Nếu đạo phong, cốt cách mà khiếm khuyết thì làm tổn thương cho giáo hội cũng không ít", Đệ tứ Pháp chủ nói.

Nhắc lại tâm huyết của Đệ tam Pháp chủ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đánh giá cao đại hội lần này đặt lên trí tuệ và kỷ cương:

"Có trí tuệ mới có kỷ cương. Có trí tuệ chúng ta mới thấy cái gì đáng làm, đáng nói để tạo sự đoàn kết trong giáo hội. Từ đó, xây dựng một cương lĩnh lãnh đạo từ trên xuống dưới. Mọi người chẳng những ở bên ngoài mà ở trong lòng cũng hòa hợp trong giáo pháp của đức Phật.

Cho nên, trí tuệ và kỷ cương quan trọng nhất, có hai thứ đó thì chúng ta mới phát triển bền vững được. Phát triển mạnh mà kỷ cương kém thì đó là điều nguy hiểm vô cùng.

Cho nên tôi kỳ vọng tăng, ni và Phật tử trong đại hội này, mỗi người chúng ta cảm thấy trách nhiệm của mình, những việc đã làm tốt, sống tốt thì tiếp tục phát triển; những điều chưa tốt thì khắc phục, sửa chữa… để trở thành những nhân tố tốt trong giáo hội, trong xã hội".

Tóm tắt quá trình tu tập của Đệ tứ Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Ảnh: Báo Giác Ngộ

Tóm tắt quá trình tu tập của Đệ tứ Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Ảnh: Báo Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm