Dấu hiệu của tâm đố kỵ còn lớn
Đo độ đố kỵ còn lại trong tâm để ta ước đoán được số lần ta còn thất bại ở tương lai. Đo độ ngưỡng mộ, tôn trọng muôn người ở trong tâm ta sẽ ước đoán được số cơ hội phát triển mà ta sẽ có ở tương lai.
Cái dễ thấy nhất là bàn tán bêu xấu, lập hội lập nhóm triệt hạ ngầm hoặc công khai công kích, vu oan, chữi rủa trên mạng xã hội.
Tìm cách phá, nói nặng nói nhẹ, dùng đủ mưu kế để ép người hơn ta phải phạm sai lầm cho ta có cớ bắt bẽ, mưu hại. Vì ta không vui khi ai đó hơn mình. Hoặc cạnh tranh bẩn không lành mạnh.
Cái độc ác nhất là âm thầm theo dõi, ghi chép, âm thầm bắt lỗi để yên đó để có bằng chứng và cớ mà hại sau này.
Lòng không thoải mái khi nghe thấy, khi chứng kiến ai đấy thành công, tài đức vượt hơn mình.
Bị ngộp đến phẫn uất trước sự thành tựu liên hoàn của người khác thay vì ngưỡng mộ, vui mừng, khen ngợi.
Sâu trong tâm lý có cái ý niệm vi tế “Để coi tên đó tốt được bao lâu, thành công được bao lâu, chắc nhờ hên thôi, thế nào cũng còn lỗi để ta bắt bớ…”
Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy
Hả hê vui sướng ra mặt hoặc mừng vui trong bụng khi nghe tin một ai đó là “đối tượng” của mình bị vu oan, hạ bệ, gặp nạn.
Thấy ai đó ưu việt hơn mình, tài đức hơn mình nhưng không nằm trong tổ chức, đội nhóm, sự chỉ huy của mình thì luôn list họ vào đối tượng khả nghi, đối tượng xấu và tâm rất coi thường. Chỉ có thiện cảm với ai giống mình, theo mình ai khác mình là sai là ác là đáng ngờ hết.
Muốn phủ cái tôi, cái dấu ấn cá nhân, cái riêng tôi… tràn ngập thay vì hướng đến sự chung đồng, hoà hợp, đoàn kết với nhau. Thấy ai khác biệt thật sự lòng mình chịu không nỗi.
Lòng độ kỵ lớn chừng nào thì xã hội hiện tại rối loạn chừng đó vì không còn ai dám tài giỏi và phấn đấu nữa. Trong văn hoá doanh nghiệp chúng ta thấy rất rất ít công ty nào đưa việc đố kỵ hay ngưỡng mộ, khiêm tốn hay kiêu ngạo vào để giảng dạy cho nhân sự. Cho nên môi trường công sở thật sự là nơi sự đố kỵ, drama, ghét ganh thường xảy ra. Lòng đố kỵ tàn phá hết thành công, thiện duyên, cơ hội của con người trong cuộc sống.
Trái lại, trước thành công của người khác mà ta ngưỡng mộ, tôn trọng, tán dương thật lòng và noi theo học tập thì ta lại gieo nhân trở thành người thành công, thành đạt rạng ngời ở tương lai. Nhưng đạo đức ngưỡng mộ, tôn trọng cũng thuộc top các đạo đức rất khó thành tựu. Phải tu dưỡng đạo đức dữ lắm, phải rèn dũa thân tâm dữ lắm, phải nổ lực nhiều nhiều lắm. Xã hội mà nhiều người ngưỡng mộ, tôn trọng nhau thì xã hội phồng vinh, tiến bộ rạng rỡ.
Đo độ đố kỵ còn lại trong tâm để ta ước đoán được số lần ta còn thất bại ở tương lai. Đo độ ngưỡng mộ, tôn trọng muôn người ở trong tâm ta sẽ ước đoán được số cơ hội phát triển mà ta sẽ có ở tương lai.
Mọi người cố gắng sám hối tâm đố kỵ, phát nguyện thành tựu tâm khiêm hạ - tôn trọng - ngưỡng mộ với mọi người nhé.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm