Tâm vô ngã, tâm khiêm hạ là tâm của bậc thánh
Với định lực thâm sâu, Tôn giả Đại Ca Diếp hành trì miên mật trong hạnh đầu đà nghiêm khắc sống cuộc đời thiểu dục tri túc, viễn ly khỏi những giao tiếp không cần thiết, cốt yếu để làm tấm gương cho các Tỳ kheo về giới đức và sự tinh chuyên trong Thiền định.
Ngài thường khuyên dạy các vị Tỳ kheo rằng khi đi du hành đừng nên dẫn đầu để quần chúng tôn xưng, nội tâm dễ loạn động. Lúc khất thực chớ quan tâm nhiều đến vật thực, kẻo ham miếng ăn ngon mà quên mất vị an lạc, giải thoát. Một cái đảnh lễ cung kính của tín chủ cũng nặng trĩu trên vai, hãy cẩn thận với sự kiêu mạn ngấm ngầm len lỏi, như mũi tên độc khó rút ra, cản trở con đường Thiền định.
Tôn giả Đại Ca Diếp với hạnh đầu đà đệ nhất
Ngược lại, chỉ tấm y đơn sơ được may vá từ những mảnh vải vụn thôi cũng đủ bao bọc trong đêm sương giá, bóng cây trong rừng sâu chở che nắng mưa những phút giây Thiền tọa, một túp lều tranh vách lá, một hang động bên triền núi, một bầu trời đầy sao giữa làng quê hẻo lánh sẽ đều có thể trở thành mái ấm thân quen. Vì thế, một thầy Tỳ kheo cần sống cuộc đời thanh lương, không dính mắc, tung bay như cánh hạc, giữ gìn giới đức và dành trọn thời gian nhiếp tâm trong Thiền định. Nhờ có giới đức sạch trong mà Thiền định được sung mãn, nhờ có Thiền định mà giới đức luôn vẹn toàn.
Có lần Tôn giả nghiêm khắc nhắc nhở các vị Tỳ kheo trẻ về tâm khiêm hạ trong công phu tu tập để tránh sinh kiêu mạn và cho rằng mình đã chứng đắc cao siêu. Vì chỉ một ý nghĩ như vậy sẽ phá tan mọi công đức, đổ vỡ phạm hạnh, tạo thành vực thẳm cắt ngang con đường đi đến giác ngộ thực sự. Dù có đạt được những điều thù thắng vi diệu trong tâm, hãy cứ xem như giọt sương trên đầu ngọn cỏ, vì phía trước còn là cả bầu trời cao xanh vời vợi.
Lời dạy về tâm khiêm hạ:
“Mỗi ngày ta tự nhủ mình chỉ là cỏ rác cát bụi, và chẳng thấy điều gì khác lạ xảy ra cả. Vẫn loạn động, vẫn phiền não, vẫn lỗi lầm. Nhưng mọi người bên ngoài nhìn ta nhận ra sự khác biệt rất rõ. Chư Thiên trên kia mến yêu nhìn ngó ta từng giờ. Sự khiêm hạ có công đức vô hình, làm chuyển biến sâu xa nội tâm ta, làm lay động mạnh mẽ bản chất ta.
Mỗi khi được khen ngợi ta lại càng cẩn thận giữ gìn sợ chấp công tự hào. Sự cẩn thận đó, sự lo lắng đó là hành trang quý giá để ta mang theo trong vô lượng kiếp tu hành. Lúc nào cũng cúi đầu xin Phật gia hộ dìu dắt, chở che.”
Lý do Tôn giả Đại Ca Diếp nguyện sống tối giản ở rừng đến cuối đời
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm