Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/02/2019, 08:00 AM

Để chuyến xe cuối năm tìm về yêu thương

Những ngày này, thả lòng mình trên chuyến xe cuối năm trở về quê ăn Tết, đối diện với bộn bề điều cay đắng đã qua và một chút yêu thương còn sót lại - Ta nuối tiếc những sự việc xảy đến vô tình. Nhưng nếu nhìn nhận khách quan, có xót xa là do ta đã vô tâm với những gì xảy đến.

Theo quan điểm của Phật giáo, mọi thứ đều do “Nhân duyên”. Cho nên với những chuyện cũ ta nghĩ lại, người cũ ta để lại, ta hãy cứ bình tĩnh cảm nhận sâu sắc rằng “Đến và đi” là quy luật. Duyên đã không còn thì mình cũng không hề tiếc nuối, hãy để hiện tại nhẹ nhàng sinh nở yêu thương.

may-cua-troi-hay-de-gio-cuon-di

Tiếc nuối là do chưa hiểu vô thường

Bài liên quan

Những chuyến xe cuối cùng trong năm đưa mọi người về quê đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 không chỉ chật ních người, chật ních đồ đạc do ai cũng muốn chở cả mùa xuân về nhà, từ cành đào có phần xơ xác vì quãng đường xa, đến cặp dưa mua vét ở phiên chợ sắp đóng cửa... chuyến xe cuối năm còn mang cả những câu chuyện râm ran không dứt, những nỗi lòng mà ai cũng muốn nép vào một chút. Những cảm xúc buồn bã, tiếc nuối, những lam lũ lo toan xảy đến lúc này cũng là một điều rất thuận tự nhiên, cho chúng ta đối diện, dọn dẹp nó và nảy sinh niềm vui đón Tết. 

Bạn vẫn nhớ bạn đã buồn ra sao khi công việc năm qua không tiến triển được như bạn mong muốn, bạn vẫn đau lòng khi nghĩ về những mối quan hệ đã qua, những người đã từ bỏ bạn, hủy kết bạn, thậm chí chặn liên lạc với bạn trên mạng xã hội để nhắc bạn rằng, chúng ta không thuộc về nhau? Bạn ước rằng giá như bạn làm nó khác đi, có phải không?

Theo quan điểm Phật giáo, chính trạng thái "Tâm" là nguyên nhân làm cho chúng ta ngậm ngùi tiếc nuối trước những cái tốt đẹp đã qua đi, luôn cho đó là mình, rồi sống với khổ đau, buồn vui, thương ghét, giận hờn.

Bên cạnh đó, Đức Phật đã cho thấy sự nuối tiếc sâu hơn là do “Chấp Thủ”. Đó là trạng thái tâm thức cho rằng đối tượng đang nhận thức là của mình, thuộc về mình và do đó luôn muốn ôm giữ và bám víu vào đó.

Dẫu biết rằng mỗi người trong chúng ta ai rồi cũng sẽ bắt gặp những người đi ngang đời mình, rồi cứ bắt buộc người ta phải làm điều này điều kia cho mình, cuối cùng lại ngồi suy nghĩ vu vơ “giá mà ta đừng nói những lời đó”, “Phải chi mình đừng làm những hành động như vậy”, “Tại sao mình lại làm vậy?”… Những cảm xúc tiêu cực lại dày vò người ấy, nhưng chúng ta đâu biết được “Nhân Duyên” giữa ta và người đã không còn.

Hãy nhìn mọi sự vật với mặt tích cực vì chúng ta biết mọi hoàn cảnh đều vô thường. Và tâm hồn cũng vậy. Đừng nắm giữ bất cứ thứ gì để rồi người đau khổ lại là chính mình. Hãy thả lòng mình để tận hưởng những hình ảnh bình dị trong cuộc sống, ở ngoài kia.

Bạn rất có thể nhìn thấy giữa đống đồ đạc lỉnh kỉnh trên chuyến xe cuối năm, còn có một bó hoa ly rực rỡ chờ ngày Tết để bung nở, những chiếc đồng hồ, quyển lịch năm mới và những bịch trái cây tươi mát. Bên cạnh đó, bé trai trạc 5 tuổi ôm lấy phong bao lì xì đỏ chót như báu vật. Những người đang ở xung quanh bạn trên chuyến xe đấy, gương mặt họ giãn ra và họ cũng cần được yêu thương nhiều như bạn. Bình tĩnh đối diện với những cảm xúc của hiện tại, sẽ giúp bạn tìm ra cách xử sự với những điều bất như ý của năm vừa qua. 

Tin sâu nhân quả để không vướng mắc

Bài liên quan

Trong kiếp sống này chúng ta được ví như dòng sông và sẽ có những vật trôi trên đó. Giống như gỗ cứ trôi mãi, trôi mãi, đến khi nào đó sông ngừng chảy thì gỗ sẽ ngừng trôi, thậm chí gỗ đã dạt vào bờ tự lúc nào mà sông chẳng hề hay biết. Cũng vậy, tất cả những sự việc xảy đến với ta như gỗ hay bất cứ vật gì, cứ vô tình lướt qua nhau, để rồi khi chợt tỉnh giấc thì đã xa rồi.

Mọi người gặp gỡ và biết nhau là “Nhân – Quả”, duy trì mối liên kết ấy gọi là “Duyên”. Thuận hay nghịch duyên, bền lâu hay mau chóng là do ý thức duy trì mối liên hệ của mỗi cá nhân. Vậy sống như thể nào để đạt được tâm hồn thảnh thơi nhẹ nhàng như dòng sông, không vướng mắc bất cứ thứ gì? Cũng “Tùy duyên” như Bụt vậy.

Giữa những cuộc thăng trầm sóng gió của thế gian, Đức Thế Tôn dạy ta luôn bình thản như tảng đá sừng sửng trước gió. Như mãnh hổ giữ rừng xanh, không sợ bất cứ nguy hiểm nào, cũng giống như gió thổi qua mảnh lưới.

Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “Bốn món tâm rộng lớn không lường được” đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy mở rộng tâm hồn không hạn chế đối với bất kỳ loài hữu tình nào. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hơn nữa đây là lối sống của bậc Thánh.

Tuy nhiên lời Phật dạy không chỉ dừng lại ở đệ tử của Ngài, mà còn cho những người không có niềm tin vào giáo lý Phật Đà. Nếu mỗi người cố gắng thực hành “Tứ Vô Lượng Tâm”, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc… thì mỗi người sẽ trở thành một công dân lý tưởng trong thế giới hòa bình, an lạc.

Bài liên quan

Cuốn trôi phiền muộn, tìm về yêu thương

Trên phương diện hóa giải “Chấp Thủ”, chúng ta nhìn về “Tâm xả”. “Xả” là bỏ đi, không chấp, không ghi giữ trong lòng. Tức là không ghét bỏ cũng không luyến ái, không ưa thích mà cũng không bất mãn. Người học Phật luôn giữ tâm bình thản trước mọi việc, cho dù người đó có khinh rẻ mình.

Qua đó xét lại tâm mình, Phật chỉ dạy chúng ta phương pháp để đối diện, tự chúng ta vượt qua. Hãy nhìn hoa sen từ bùn nhơ nước đục vươn lên để tỏa mùi hương thanh khiết. Tinh thần tùy duyên bất biến của Phật giáo giúp chúng ta có cái nhìn thoáng hơn trong công việc cũng như tiếp xúc với mọi người trong mọi hoàn cảnh khác nhau.

Gặp “Thuận Duyên” hay “Nghịch Duyên” đều cho chúng ta những bài học có giá trị để ta mạnh mẽ hơn khi đối đầu với nghịch cảnh.

Tôn Nữ Hỷ Khương viết rằng:

Còn gặp nhau thì hãy cứ đi

Đi tìm chân lý, lẽ huyền vi

An nhiên tự tại – lòng thanh thản

Đời sống tâm linh thật diệu kỳ!

Đức Phật đã nhập diệt nhưng giáo lý của Ngài vần còn hiện hữu trên thế gian này, vượt không gian và thời gian, thấm nhuần vào các tầng lớp xã hội.

Trên những chuyến xe cuối năm, Phật dạy rằng chúng ta vẫn đang đi tìm chân lý, lẽ huyền vi. Dẫu chuyến xe đó nhọc nhằn hay êm ái, hối hả hay thong dong, những chặng đường dù xa dù gần, thì đều đong đầy khắc khoải nhớ nhung và khao khát trở về, cùng chung một điểm đến đó là "Nhà".

Đâu đó cuối chặng đường luôn có người mong móng kẻ trở về, với ăm ắp yêu thương, một chuyến xe hạnh phúc. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”

Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024

Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.

Xem thêm