Để những ma chướng si mê không còn đất sống
"Ăn lúa xong ta lại lên đường, mặc cho kẻ thợ săn than khóc". Xin Thầy có thể giải thích giùm về nghĩa của 2 câu này? (Một Phật tử)

- Trả lời của Thượng tọa Nhuận Thường:
Hai câu trên chúng ta có thể tìm thấy trong một bài kệ (ở kinh Trung Bộ).
Xuất xứ bài kệ này khá dài, chúng tôi xin mạn phép tóm ý (có thể không chuẩn xác lắm). Đại khái là vào thời Đức Phật, có một vị thầy (tôn giả) tên là Ratthapāla, ở tuổi trưởng thành, Thầy ấy xin bố mẹ cho đi tu theo Đức Phật, tuy nhiên vì Thầy là con trai một trong gia đình giàu có, nên bố mẹ nhiều lần dứt khoát từ chối, nhưng với quyết tâm cao của thầy, cuối cùng bố mẹ đành để con mình ra đi.
Sau thời gian dài tinh tấn tu học thầy Ratthapāla xin Đức Phật cho phép về thăm bố mẹ. Đức Phật xét thấy Thầy ấy đã dứt tâm luyến ái nên đã đồng ý. Trên đường về thầy Ratthapāla vẫn đi khất thực từng nhà, có người hầu tình cờ nhận ra Thầy, liền vội báo tin cho phú gia (bố mẹ của thầy). Ông bà rất vui mừng, vì thương con trai, không muốn Thầy ấy sống đời kham khổ, liền nghĩ cách bày kế để thầy... hoàn tục, trở lại cuộc sống đời thường, thừa hưởng gia tài, vinh hoa lạc thú.
Ông bà bèn sai người hầu nấu nhiều món ăn thật ngon, gọi những nàng dâu trẻ đẹp điểm trang cuốn hút... để làm sao cho Thầy ấy "sập bẫy". Nhưng thầy Ratthapāla không bị mắc vào bẫy lưới tình bởi đã... thoát vòng tục lụy. Sau khi tôn giả Ratthapāla thăm hỏi bố mẹ, thọ thực xong, thầy ứng xử với các người đẹp một cách định tĩnh...
- Chúng ta thử đọc trích đoạn bài kệ sau đây của thầy Ratthapāla:
"Hãy nhìn hình bóng trang sức này,
Một nhóm vết thương được tích tụ,
Bệnh nhiều, tham tưởng cũng khá nhiều,
Nhưng không gì kiên cố, thường trú.
Hãy nhìn dung mạo trang sức này,
Với các châu báu, với vòng tai,
Một bộ xương được da bao phủ,
Ðược y phục làm cho sáng chói.
Chân được sơn với son với sáp,
Mặt được thoa với phấn, với bột,
Vừa đủ làm mê hoặc kẻ ngu,
Nhưng vô phương kẻ cầu bờ giác.
Tóc được uốn bảy vòng, bảy lớp,
Mắt được xoa với thuốc, với son,
Vừa đủ làm mê hoặc kẻ ngu,
Nhưng vô phương kẻ cầu bờ giác.
Như hộp thuốc trang hoàng mới mẻ,
Là uế thân được điểm thời trang,
Vừa đủ làm mê hoặc kẻ ngu,
Nhưng vô phương kẻ cầu bờ giác.
Người thợ săn đặt bày lưới sập,
Loài nai khôn chẳng chạm bén chân,
Ăn lúa xong, chúng ta lên đường,
Mặc cho kẻ bắt nai than khóc.
Tôn giả Ratthapāla đọc bài kệ xong thì đứng dậy, đi đến vườn Lộc Uyển của vua Koravya, sau khi đến liền ngồi xuống nghỉ trưa dưới một gốc cây."
(Trích đoạn trong Ratthapàla Sutta, thuộc Kinh Trung Bộ II).
* Theo thiển ý, tôi nghĩ, "Người thợ săn" là chỉ cho tâm tham ái, si mê. Còn "loài nai khôn" là dụ cho người trí - thấy rõ, liễu tri đâu là thật, giả, tốt, xấu, không còn tham ái trong bản tâm mình cũng như sự vật hiện tượng. Người trí thì dại gì mà "chạm bén chân" để bị rơi vào "bẫy" tham si.
"Ăn lúa xong chúng ta lên đường" là khi thọ dụng thức ăn của những người cúng dường (cấp dưỡng) thì chúng ta phải "lên đường", tức siêng năng tu học Giới Định Tuệ để diệt trừ phiền não, để những ma chướng si mê không còn đất sống và "mặc cho kẻ bắt nai than khóc" vì không bẫy được mồi.
Mến chúc quý vị luôn an vui. Mô Phật!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Nẻo về của ý
Phật giáo thường thức
Những bậc chân tu tiếp thu lời Phật và thực tập có kết quả, cho đến thời Phật giáo phát triển, chư vị Tổ sư đưa ra nhận thức mới và sự tu tập cũng có đổi mới, mà tiêu biểu là hai hệ thống triết học lớn trong Phật giáo là Pháp tánh học do Bồ tát Long Thọ xiển dương và Pháp tướng học do ngài Thế Thân triển khai.

Thực hành hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm trong bối cảnh công nghệ số
Phật giáo thường thức
Quán chiếu sâu vào hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm, ta nhận ra rằng những biểu hiện của lòng từ bi và sự lắng nghe luôn hiện hữu trong đời sống. Hạnh lắng nghe của Ngài không chỉ là lắng nghe bằng tai mà còn bằng cả tâm, thấu hiểu ngay cả những điều chưa nói thành lời.

Nói nhiều làm phiền lòng người khác
Phật giáo thường thức
Nói nhiều là diễn bày bằng lời nói mọi sự việc phát xuất từ những điều kiện khi thấy, khi nghe, khi ngửi, khi nếm, khi xúc chạm và suy nghĩ. Người nói nhiều đôi khi gây thiệt hại và làm phiền lòng nhiều người khác. Phụ nữ có thói quen nói nhiều nên được ví ba người phụ nữ xúm lại làm thành cái chợ chồm hổm. Đàn ông nói nhiều thì người ta thường gọi là bà tám và tất nhiên nhiều người không thích điều này.

Thế nào là sự cúng dường cao thượng & lạy Phật đúng cách?
Phật giáo thường thức
Năm nay đã 97 tuổi, Thiền sư Kim Triệu vẫn mẫn tiệp. Với kinh nghiệm thực chứng, đạo hạnh thanh cao, tư cách khiêm cung bình dị, tràn đầy từ tâm cộng với sự hướng dẫn tận tụy, khéo léo, Ngài đã giúp thiền sinh và Phật tử hưởng nhiều lợi lạc của Giáo Pháp và để lại trong tâm mọi người có duyên lành gặp Ngài một niềm kính mến vô bờ. Phatgiao.org.vn giới thiệu phần trả lời câu hỏi trên của Ngài.
Xem thêm