Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/08/2014, 14:02 PM

Để trở thành phật tử chân chính (P.3)

Khi chúng ta đã tin Phật mà chưa quy y thì có được gọi là Phật tử không? Chỉ bắt đầu từ giờ phút nhất tâm thọ trì ba pháp Quy y trước điện Phật do các vị tu hành thanh tịnh truyền thọ giới pháp thì ta mới chính thức là một phật tử, hay nói đúng hơn là một người cư sĩ tại gia.

BÀI 3- QUY Y TAM BẢO ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH MÌNH

“Quy” nghĩa là quay về, “y” nghĩa là nương tựa. Chúng ta trở về nương tựa Phật-Pháp-Tăng gọi là Quy y Tam bảo

Từ lâu, chúng ta chìm đắm trong biển khổ sông mê, mãi chạy theo tiền bạc của cải, quyền cao chức trọng, sắp đẹp, ăn sung mặc sướng, ngủ nghỉ thoải mái mà tạo nghiệp đau khổ làm tổn hại đến người và vật. Nay chúng ta hồi tâm thức tỉnh, quyết định trở về nương tựa Tam Bảo để làm mới lại chính mình. 

Chính vì vậy, trước khi muốn Quy y Tam bảo để trở thành người phật tử chính thức chúng ta cần phải tìm hiểu mục đích mình muốn theo đuổi và tôn thờ. Có tìm hiểu kỹ chúng ta mới có niềm tin vững chắc và lâu dài, việc làm của ta mới có ý nghĩa và sự chọn lựa của mình mới thật sự là của người có hiểu biết chân chính. 

Nhờ nương tựa Tam bảo nên chúng ta lần hồi chuyển hóa được những nghiệp xấu ác có tính cách làm mình và người khổ đau mà hay giúp đỡ, sẻ chia, đem lại an vui, hạnh phúc cho mọi người. Ðây chính là sự hồi tâm tỉnh giác, phát nguyện nương tựa Tam bảo để làm mới lại chính mình mà vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời bằng trái tim yêu thương và hiểu biết. 

Chúng ta nguyện noi theo con đường đức Phật đã đi là Quy y Phật, quyết tâm thực hành những lời chỉ dạy của Phật còn ghi lại trong kinh điển là Quy y Pháp, tin tưởng và nghe theo sự hướng dẫn tu hành của chúng Tăng là Quy y Tăng. Sau khi làm lễ quy y xong, chúng ta sẽ lấy Tam bảo làm hành trang trong cuộc sống để tiến tu cho đến khi nào thành Phật viên mãn mới thôi.

Đối với Phật pháp, phật tử đã có niềm tin chân chính có nghĩa là không còn gì phải nghi ngờ nữa. Tăng là đoàn thể sống an vui, hòa hợp đúng với tinh thần cùng chia vui sớt khổ không còn vì lợi ích cho riêng mình. Vị thầy nào đứng ra làm lễ quy y cho quý phật tử thì chính vị ấy đại diện cho đoàn thể Tăng, đại diện cho Phật.

Chúng ta quy y Tăng là quy y với những vị thầy sống đúng theo tinh thần lục hòa, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh. Chúng ta tin chư Tăng nhưng không nên quá thần tượng. Phật tử có quyền học hỏi tất cả Tăng chúng, không nên hạn hẹp nơi vị thầy của mình, được vậy mới đúng tinh thần quy y Tam bảo hình thức bên ngoài.

Ngoài việc nương tựa Tam Bảo bên ngoài để học hỏi và tu sửa, chúng ta phải biết quay lại chính mình mà nương tựa Tam bảo tự tâm. Nếu chúng ta chỉ nương tựa suông Tam bảo bên ngoài để cầu khẩn, van xin mà không phát triển Tam bảo tự tâm thì chỉ uổng công vô ích giống như người nấu cát mà muốn thành cơm. 

Như thế nào là Tam bảo tự tâm? Tánh giác sáng suốt sẵn có nơi chúng ta là Phật bảo, lòng từ bi thương xót hằng cứu giúp chúng sinh là Pháp bảo, tâm hòa hợp sống vui vẻ, thuận thảo với mọi người là Tăng bảo.

Nhờ Phật bảo bên ngoài chúng ta quay trở lại chính mình để nương tựa tánh giác thanh tịnh, sáng suốt là quy y Phật. Nhờ học Pháp bảo bên ngoài chúng ta mở lòng rộng lớn đối với chúng sinh để nương tựa lòng từ bi của chính mình là quy y Pháp. Do nương tựa, thân cận học hỏi chư Tăng bên ngoài chúng ta mới biết cách gạn lọc phiền não tham-sân-si mà quay trở lại điều phục tâm mình là Quy y Tăng.

Phật-Pháp-Tăng bên ngoài là trợ duyên giúp chúng ta phát khởi Phật-Pháp-Tăng của tự tâm. Cũng lại như thế, có Tam bảo bên ngoài người Phật tử cố gắng quay lại Tam bảo tự tâm để chuyển hóa phiền não tham-sân-si thành vô lượng trí tuệ, từ bi mà sống an vui, hạnh phúc với tinh thần vô ngã vị tha. 

Tam Bảo bên ngoài là điều kiện cần thiết đối với người Phật tử, nhưng để được giác ngộ giải thoát và thành Phật thì chúng ta phải quay lại Tam bảo tự tâm, tin chính mình là Phật để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau và sống lại với tính giác sáng suốt của mình.

Nếu chúng ta chỉ biết có Tam bảo bên ngoài là chấp sự bỏ lý, chỉ theo hình thức suông. Một bề tin vào Tam bảo của tự tâm mà không cần biết đến Tam bảo bên ngoài là chấp lý bỏ sự, vô tình rơi vào bệnh cống cao ngã mạn. Phật tử chân chính phải khéo léo vận dụng sự lý hài hòa mới có thể tiến tu mà thành tựu được kết quả tốt đẹp.

Nếu chúng ta tin hiểu Phật pháp mà không Quy y Tam bảo thì như vậy có thiệt thòi gì không? Dĩ nhiên chúng ta sẽ thiệt thòi rất nhiều, trước tiên là không được dịp thân cận chư Tăng để được học hỏi và tu hành theo lời Phật dạy, sau hết là không kết duyên với Tam bảo nên chúng ta dễ lầm đường lạc lối, không biết đâu là chánh tà, đúng sai, phải quấy, tốt xấu… 

Người đã Quy y Tam bảo và người không quy y khi phạm tội sẽ bị tội bằng nhau. Nhiều người không hiểu sợ quy y rồi thì tội sẽ nặng hơn, hiểu như vậy còn quá thiển cận. Người không quy y khi phạm tội vì không có chỗ nương tựa nên quan niệm chết là hết, do đó họ có thể tiếp tục gây tạo tội lỗi mà không biết hồi đầu, ăn năn sám hối.

Người đã quy y sẽ ý thức rằng mình là đệ tử Phật thì phải là người tốt, vì tập khí thói quen nhiều đời nên họ mới phạm tội như vậy. Nghĩ như thế nên họ biết hổ thẹn, ăn năn sám hối hứa chừa bỏ và cố gắng không tái phạm nữa, nhờ vậy mà tội lỗi lần hồi được tiêu trừ.

Chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay tham lam, sân giận, si mê, ganh ghét, tật đố, tranh giành, giết hại lẫn nhau. Nếu chúng ta không quy y Tam bảo, không bắt chước công hạnh độ sinh từ-bi-hỷ-xả của Phật thì sự tham lam, sân hận mỗi ngày lại tăng thêm. Sân hận lâu ngày thì sẽ mắng chửi rồi đánh đập và giết hại. Đó là nguyên nhân dẫn đến tù tội và sau này bị đọa địa ngục chịu khổ đau vô số kiếp.

Không Quy y Pháp tức là không tìm hiểu lời dạy chân chính của đức phật để biết phân biệt chánh tà, đúng sai nên dấy khởi tâm tham muốn quá đáng làm cho ta trở thành kẻ ích kỷ, bỏn sẻn mà bị đọa vào chỗ thiếu thốn, đói khát là loài ngạ quỷ (quỷ đói).

Không Quy y Tăng có nghĩa là chúng ta không biết nương tựa vào gương sáng của những người tu hành chân chính mà biết tin sâu nhân quả để tránh ác làm lành nên tâm si mê ngày càng thêm lớn, nhân ngu si sau này sẽ khiến ta bị đọa vào loài súc sinh để trả quả.

Vậy người muốn Quy y Tam bảo phải làm sao? Trước nhất là tìm một vị tu hành có giới hạnh trang nghiêm, học thức uyên bác thay mặt chúng Tăng bạch Phật làm lễ truyền thọ ba pháp quy y trước điện Phật. Trong lúc nghe ba pháp quy y thì mình nhất tâm hướng về Tam Bảo và thiết tha phát nguyện giữ ba pháp ấy trọn đời dù gặp hoàn cảnh nào cũng không thay đổi, như thế lễ quy y mới được thành tựu viên mãn.

Khi chúng ta đã tin Phật mà chưa quy y thì có được gọi là Phật tử không? Chỉ bắt đầu từ giờ phút nhất tâm thọ trì ba pháp Quy y trước điện Phật do các vị tu hành thanh tịnh truyền thọ giới pháp thì ta mới chính thức là một phật tử, hay nói đúng hơn là một người cư sĩ tại gia.

Còn nữa...
Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Thầy Đồng Tâm ra mắt bộ 3 cuốn sách giúp bạn đọc lắng lại để nhìn sâu

Sách Phật giáo 23:26 10/04/2024

Đó là ba cuốn gồm Đủ duyên ta lại tương phùng, Sát-na này là thiên thu và Tịch tịnh do First News và NXB Dân Trí ấn hành. Trong đó, 2 cuốn đầu tái bản và làm mới, còn Tịch tịnh là tác phẩm in lần đầu.

Xem thêm