Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/09/2024, 16:15 PM

Đi câu bị cảm động

Đỗ tiên sinh bẻ gẫy cần câu, kể từ ngày hôm ấy ông không câu cá và dứt hẳn sát sinh. Hiện giờ ông là một đệ tử trung thành của Phật giáo, ông thường kể lại câu chuyện này và khuyên mọi người không nên sát hại sinh vật.

Tại huyện Liêu Trung tỉnh Liêu Ninh đông bắc Trung Quốc, một buổi sáng đầu thu năm 1997, gió hây hây thổi, dòng Liêu hà yên tĩnh, nước trong biêng biếc, bên bờ cây cỏ tốt tươi, cành lá đong đưa khi làn gió nhẹ thổi qua. Cảnh vật ấm áp hiền hòa dưới ánh nắng ban mai tỏa chiếu.

Đỗ tiêu sinh tay cầm cần câu, vai đeo giỏ, xăng xái đi đến cạnh bờ sông. Ông móc mồi vào lưỡi câu và thả xuống nước, sau đó nhìn chăm chăm vào mặt sông, hồi hộp chờ đợi, vẻ mặt vừa căng thẳng vừa thú vị. Hình như có con cá lớn đã mắc câu, cứ nhìn lực bị kéo căng của dây câu và cần câu thì biết. Ông liền giựt câu lên. Con vật dính câu đã hiện ra trên mặt nước, gương mặt Đỗ tiên sinh từ vui sướng bỗng chuyển qua kinh ngạc khi thấy hoạt cảnh lạ lùng trước mắt – có thể nói là từ hồi đi câu tới giờ ông chưa từng chứng kiến qua.

Con vật cắn câu không phải là con cá lớn, mà là một ả rùa to. Trên mình rùa còn có mấy con rùa nhỏ, chúng bám chặt mình rùa lớn không buông, do vậy mà đồng loạt bị kéo theo lên hết. Cần câu vừa hạ trên đất, thái độ mấy con rùa nhỏ giống như vệ sĩ, chúng lập tức bao quanh rùa lớn, đôi con mắt đen bé nhìn trừng trừng vào Đỗ tiên sinh, vẻ rất căng thẳng, xưa nay ông vốn gan dạ và bình tĩnh, nhưng trước cảnh tượng lạ lùng này, ông chưa biết xử trí ra sao.

Người ưa thích câu cá

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thực ra, ông cũng từng nghe nói về tánh linh động vật, đối với những lời đồn, những điều nghe được này, thuở giờ ông không quan tâm và chẳng hề tin, vì ông luôn cho rằng người ta thích khoa trương phóng đại, bịa đặt ra thôi.

Nhưng giờ đây, đối diện với hình ảnh sống động nhưng khó tin trước mắt, ông hoàn toàn bị chinh phục. Những con rùa bé nhỏ này khiến ông nhớ lại thời ấu của mình, nhớ đến thâm tình cha mẹ, anh em thắm thiết.

Và ông nghĩ các chú rùa nhỏ này cũng vậy, cũng biết yêu thương và rất muốn bảo vệ tình thâm. Chắc chúng cũng đeo mẹ thương mẹ giống hệt ông hồi nhỏ vậy. Té ra những động vật bị con người thẳng tay tàn sát kia, cũng có linh tính, cũng có tình cảm và đời sống giống y như con người.

Lương tri Đỗ tiên sinh bị đánh thức, cuối cùng ông quyết định làm một việc xưa nay chưa từng làm là: phóng sinh! Ông lặng lẽ tháo con rùa to khỏi móc câu, thả nó xuống nước, sau đó lần lượt thả mấy chú rùa con xuống theo, lòng đầy áy náy, ăn năn. Ông nói với đám rùa:

- Xin lỗi, các ngươi về nhà bình an nhé!

- Mấy con rùa nhỏ bơi theo sau rùa lớn, trong đó có một rùa con cứ quay đầu lại nhìn ông.

Sau đó, Đỗ tiên sinh bẻ gẫy cần câu, kể từ ngày hôm ấy ông không câu cá và dứt hẳn sát sinh. Hiện giờ ông là một đệ tử trung thành của Phật giáo, ông thường kể lại câu chuyện này và khuyên mọi người không nên sát hại sinh vật.

Tục ngữ nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Có nghĩa là bản tính con người ban sơ rất hiền thiện, nhưng tùy theo tuổi tác ngày một lớn và do ảnh hưởng môi trường hoàn cảnh không tốt mà tính thiện lành này cũng dần dần bị che lấp, rồi người ta sa vào trong việc xấu hồi nào không hay.

Những người may mắn thì gặp được cơ duyên khiến họ tỉnh ngộ, sửa đổi và cải ác tùng thiện, khôi phục bản tính trong lành sẵn có. Đỗ tiên sinh chính là một trong số người may mắn này.

Trích từ: Báo Ứng Hiện Đời Tập 1 - Tập 3, Quả Khanh. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật pháp trường tồn dưới nhãn quan của bậc minh quân

Tư liệu 15:27 15/11/2024

Trong bài kệ “Bát Nhã” vua Lý Thái Tông đã khẳng định, để có được trí tuệ thì bản thân mỗi người phải tự thân tu luyện chứ không phải nhờ cầu viện kiến thức bên ngoài. Trong đạo Phật, để đạt tới cảnh giới giác ngộ thì cũng không có con đường nào khác ngoài chính bản thân phải tu tập.

Thiền sư Vạn Hạnh: Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng

Tư liệu 11:13 15/11/2024

Thiền sư Vạn Hạnh là người rất chăm chỉ đèn sách, “học hỏi không biết mệt” (TUTA). Sau khi Thiền Ông tịch diệt, ông đã chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp.

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Xem thêm