Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/11/2024, 15:36 PM

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Đáp: Việc phá thai (nạo thai) là tội sát sinh giữa vợ chồng. Tội này còn nặng hơn việc giết gà, vịt, cá, heo, bò, dê. Rất nhiều bệnh tật phát sinh từ việc phá thai, Hòa thượng Diệu Pháp đã gặp phải vô số trường hợp, đặc biệt là bệnh tim, thường thấy nhiều ở phụ nữ. Vì liên quan đến các yếu tố như bác sĩ phẫu thuật, chính sách, nên không tiện kể những câu chuyện về việc này. Tuy nhiên, do hiện nay có quá nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này, nên xin giải thích ngắn gọn như sau:

Chính sách kiểm soát dân số của nhà nước là đúng đắn. Tất cả các cặp vợ chồng đã kết hôn đều phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt. Những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, nếu phải nạo phá thai, tội lỗi thuộc về bản thân cha mẹ, nên vợ chồng cần có trách nhiệm tránh thai. Nạo phá thai là giết sinh mạng, quả báo sẽ tự mình gánh chịu. Bởi vì “một khi mất thân người, vạn kiếp khó phục hồi.” Thần thức vào thai không biết đã phải chờ đợi bao nhiêu kiếp, vì có duyên với bạn mới đến đầu thai, nhưng lại bị bạn phá thai, lòng oán hận của đứa trẻ này sẽ rất khó tiêu trừ. Bạn không thể lấy cớ chính sách nhà nước mà đổ trách nhiệm, vì việc mang thai là do lòng dục của vợ chồng quá nặng, không cẩn thận trong việc tránh thai, trong khi chính sách của nhà nước đã có từ trước.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Những cặp vợ chồng tin vào Phật pháp mà đã từng phá thai cần phải sám hối tội nạo phá thai trước Phật và nhận lỗi với đứa trẻ. Vì không hiểu Phật pháp nên hãy xin đứa trẻ tha thứ, nói với nó về nỗi khổ của cõi người và khuyên nó không nên trở lại cõi người. Khuyến khích đứa trẻ niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" nhiều lần, và chính bạn hãy phát nguyện tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện hoặc kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni 3 lần hoặc 7 lần (cho mỗi đứa trẻ). Nếu có thể quỳ tụng thì tốt nhất là quỳ tụng. Nếu bạn cólòng thành làm như vậy, các loại bệnh tật do phá thai gây ra sẽ được chữa lành. Những nhân viên y tế tham gia vào các ca phá thai cần có lòng từ bi. Trước và trong khi thực hiện ca phẫu thuật, hãy niệm thầm trong tâm "Nam Mô A Di Đà Phật" cho thai nhi. Nếu mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc buổi tối, bạn tụng một bộ kinh để siêu độ cho thai nhi trong ngày hôm đó, bạn sẽ có lòng từ bi của Bồ Tát (như tụng kinh Địa Tạng, Chú Đại Bi, Phổ Môn Phẩm...). Dù nhân viên y tế không phải là người chịu trách nhiệm chính, nhưng vẫn là người tham gia thực hiện nên cũng có nghiệp chướng và cũng sẽ phải chịu qảu báo, chính vì vậy nên làm theo cách trên không chỉ tiêu trừ tội lỗi mà còn có thêm công đức.

Hãy tìm đọc kỹ kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni, bạn sẽ nhận được lợi ích vô lượng.

Trích dẫn lời dạy của Hòa thượng Tuyên Hóa về vấn đề phá thai và siêu độ vong linh thai nhi:

Câu hỏi: Bạch Hòa thượng, có một số những người mẹ không kết hôn đang gây ra nhiều vấn nạn xã hội, rồi sau đó là có việc phá thai... Con tự hỏi Hòa thượng có ý kiến hay đề nghị gì về vấn đề này.

Hòa thượng: Quý vị đang đề cập về những bà mẹ độc thân. Khổ thay, những người này đã đánh mất nhân phẩm, vì thế họ không tôn trọng những luật lệ trước khi lập gia đình. Ngày nay, những người trẻ thích khiêu vũ, xem phim ảnh, và ca hát. Họ hưởng thụ ăn uống, vui chơi và tìm khoái lạc. Những đam mê và hành vi dẫn đến sự mất nhân phẩm, đến độ họ không còn ý thức việc họ là con người. Là người, phải có hành vi của người, nhưng họ lại giống như ma quỉ - lén lút không tôn trọng luật lệ, muốn thử hết trước khi lập gia đình... và vì thế, họ có thai. Nhữngchuyện như thế này có thể không có gì quan trọng ở phương Tây, nhưng ở Trung Hoa thì thật xấu hổ.

Vấn đề này xảy ra do chỉ do một niệm vô minh: Nam theo đuổi nữ, nữ tìm kiếm nam... Bởi vì vô minh, nên hành nghiệp theo sau, sau khi hành nghiệp tạo tác thì có danh sắc, lục nhập, xúc, và thọ hiện hữu... tất cả nhựng thứ này đều tạo tác bởi vô minh... Do mê mờ, tình ái khởi sanh, tiếp theo là dục vọng muốn nắm bắt (thủ và hữu), và sau đó là nhiều vấn đề khác xuất hiện … cho đến khi già chết (lão, tử) đến. Toàn bộ chuỗi biến cố này được gọi là pháp mười hai nhân duyên. Vì người đời không hiểu mười hai nhân duyên nên, họ làm những việc trái với đạo lý. Vì vậy vấn nạn của họ càng ngày càng lớn. Cho đến lúc họ mang thai, sự việc càng trở nên rắc rối hơn khi thay vì dưỡng thai bào để sinh nở, họ lại phá hủy bào thai lúc thai từ một đến bốn tháng tuổi.

Tội phá thai rất nặng. Tội phá thai còn nặng hơn tội giết người lớn. Nếu quý vị không muốn có con, tại sao lại gây ra việc thụ thai? Tại sao rắc rối như thế? Khổ thay, đàn ông và đàn bà không hiểu đạo lý làm người nên những vấn đề này mới xảy ra. Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần cung cấp giáo dục về tình dục cho những người trẻ, và dạy họ đừng dính mắc vào tình ái cho đến khi khôn lớn trưởng thành; nếu không, họ sẽ gặp những vấn nạn khó khăn. Chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ để họ tuân theo những quy tắc này.

Hòa thượng: Đàn ông và đàn bà cư xử đứng đắn với nhau là nền tảng cho hòa bình quốc gia và thế giới. Nếu người chồng không cư xử như người chồng; người vợ không cư xử như người vợ; và con cái hành xử không ra con cái, thì làm sao thế giới có thể tránh được hỗn loạn? Tôi đề nghị mỗi người phải làm tròn vai trò của mình là vợ hay chồng của mình, không ly dị, và chăm sóc con cái tốt đẹp. Khi mỗi gia đình hạnh phúc và hài hòa thì quốc gia sẽ tự nhiên có hòa bình. Ngoài ra, tôi khẩn cầu mọi người hãy ngưng lại việc phá thai! Hãy suy nghĩ xem, nếu những chúng sinh trong bào thai chưa kịp chào đời đã trở thành những oan hồn; khắp nơi nhan nhản những hồn ma nhỏ bé phiêu bạt đòi mạng thì làm sao xã hội an lành được? Những hồn ma nhỏ bé này cần phải gặp được người có Đạo hạnh và không tham tiền thì mới được siêu độ. Rất khó đối phó với những hồn ma nhỏ bé này! Rất khó giải quyết những vấn đề này, vì vậy với nghiệp chướng khắp nơi thì làm sao có hòa bình?

Câu hỏi: Phá thai tạo nghiệp sát sanh. Vì con không được học giáo lý Phật trước đây, con đã phạm tội sát sanh mà không biết. Con có thể làm gì để đền bù lạinghiệp chướng của con?

Hòa thượng: Bằng cách làm thêm nhiều việc phước thiện, bằng cách sám hối sửa đổi nhiều thêm, và bằng cách niệm danh hiệu Phật thường xuyên hơn.

Câu hỏi: Con được nghe rằng phá thai là sai trái trong giáo lý Phật giáo, nhưng con đã phạm tội này trong quá khứ mà không biết đó là sai trái. Con có thể làm cái gì bây giờ để đền bù lại những điều tai hại mà con đã làm trong quá khứ?

Hòa thượng: Không có điều tốt đẹp nào hơn là tự sửa đổi lỗi lầm của mình. Dầu cho tội của quý vị rất to lớn, đầy ngập trời, nếu quý vị thành tâm ăn năn và sửa đổi, thì các tội sẽ tiêu sạch.

Trích "Báo ứng hiện đời"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm