Địa ngục của tội tà dâm
Cảnh giới địa ngục là do tự mình biến hiện mà ra, do nghiệp lực hiện ra, chẳng liên quan gì đến những quỷ vương. Những kẻ đầu trâu mặt ngựa trong địa ngục, quỷ tốt từ đâu đến? Cũng từ nghiệp lực của mình biến hiện ra.
Thứ bảy là địa ngục Thiết Sàng (Giường Sắt), cái giường này cũng bị lửa đốt, người thọ hình phạt nằm trên giường, giống như hiện nay chúng ta nói thiêu trên bổng sắt, còn nghiêm trọng hơn thiêu bổng sắt rất nhiều. Thiêu trên bổng sắt còn thiêu chưa đỏ, còn giường này thì thiêu đến đỏ rực. Trong kinh Phật nói hình phạt loại này hơn phân nửa đều là quả báo tà dâm, dâm dật.

Ảnh minh họa.
Thứ mười ba là địa ngục Bão Trụ (Ôm Trụ), đây cũng là địa ngục Bào Lạc. Cây trụ, trụ sắt đốt cháy đỏ rực xong để cho tội nhân ôm, trong kinh đức Phật nói đây là chúng sanh ngu si trong thế gian nhiễm ái tà dâm, đọa vào địa ngục này, địa ngục này vô cùng tàn khốc.
Đầu năm Dân Quốc, cư sĩ Chương Thái Viêm làm phán quan cho đại đế Đông Nhạc, ông đọc kinh [khá nhiều] và cảm thấy địa ngục Bão Trụ này quá tàn nhẫn, đã từng thỉnh cầu đại đế Đông Nhạc xin phế bỏ hình phạt này. Đại đế Đông Nhạc bèn phái hai tên tiểu quỷ dẫn ông đến chỗ đó coi, coi xong về rồi nói tiếp. Tiểu quỷ dẫn ông đến địa ngục này nhưng ông chẳng nhìn thấy gì cả, lúc đó ông mới vỡ lẽ. Ông mới hiểu đây là do nghiệp lực của mình biến hiện ra, nếu ông không có nghiệp lực này thì không nhìn thấy. Mới biết tự làm tự chịu, chẳng phải do vua Diêm La lập ra hình phạt cho tội nhân thọ chịu, thế nên vua Diêm La cũng chẳng thể làm gì được.
Cảnh giới địa ngục là do tự mình biến hiện mà ra, do nghiệp lực hiện ra, chẳng liên quan gì đến những quỷ vương này. Những kẻ đầu trâu mặt ngựa trong địa ngục, quỷ tốt từ đâu đến? Cũng từ nghiệp lực của mình biến hiện ra.
Giống như một người nằm mộng vậy, là cảnh giới như vậy, thế nên mới hiểu rõ đạo lý này. Cảnh giới địa ngục trong đoạn kinh phía trước đã nói rõ, chỉ có hai hạng người có thể nhìn thấy: Một là người thọ tội, hai là Bồ Tát vào địa ngục để độ chúng sanh. Bồ Tát có định lực, có công phu có thể đột phá cảnh giới này, họ có thể nhìn thấy. Nếu chẳng phải hai hạng người này thì dù địa ngục ở ngay trước mặt cũng nhìn không thấy. Đây là quả báo của tà dâm. Trong kinh nói một ngày một đêm có chín trăm ức lần sanh tử, sanh tử quả thật là ở trong từng sát na.
Trích từ: Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký - Tập 16.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm