Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/06/2024, 09:45 AM

Dịch giả Phan Cẩm Thượng ra mắt sách giải mã biểu tượng Phật giáo Tây Tạng

Tác phẩm - công trình nghiên cứu văn hóa Phật giáo 'Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng' ('Handbook of Tibetan Buddhis Symbol') của học giả người Anh Robert Beer do Phan Cẩm Thượng - Phan Tường Linh chuyển ngữ vừa ra mắt độc giả Việt. 

Audio

Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng, có thể nói, là cuộc gặp gỡ của nhiều cái duyên, vừa của người dịch vừa của người đọc. Phan Cẩm Thượng là nhà nghiên cứu đã có 40 năm nghiên cứu văn hóa dân gian, đình, chùa… nên thâm niên đó phần nào đã "bảo chứng" cho bản dịch về Phật giáo - vốn gần gũi với người Việt này. Với bạn đọc, đây là lần hội ngộ tiếp theo cùng ông, sau quyển sách viết về văn hóa người Việt - Văn minh vật chất của người Việt. 

Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng có khổ lớn là 18x24cm, dày 396 trang; gồm 16 chương, 4 phụ lục và một bảng từ vựng

Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng có khổ lớn là 18x24cm, dày 396 trang; gồm 16 chương, 4 phụ lục và một bảng từ vựng

"Cảo thơm lần giở…"

Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng là 1 trong 2 công trình kinh điển của tác giả Robert Beer, xuất bản lần đầu năm 2003. Dịch giả Phan Cẩm Thượng và con gái ông là Phan Tường Linh đã được tiếp xúc với tác phẩm gốc tiếng Anh, ban đầu là đọc để hiểu. Sau đó, ông may mắn được một người bạn tặng cuốn này nhưng là bản dịch tiếng Trung của học giả Hướng Hồng Giá dưới tên Tạng truyền Phật giáo tượng trưng phù hiệu dữ khí vật đồ giải (2014).

Trong quá trình nghiên cứu về di sản Phật giáo Việt Nam, các dịch giả nhận thấy rất nhiều biểu tượng Phật giáo có nguồn gốc Tây Tạng. Sau chuyến đi Tây Tạng năm 2005, dịch giả càng khẳng định điều này. Đến đầu năm 2022, các dịch giả mới dịch chính thức tác phẩm sang tiếng Việt.

Một công trình đồ sộ

Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng là công trình đồ sộ. Sách có tổng cộng 16 chương, 4 phụ lục và một bảng từ vựng.

5 chương đầu của sách trình bày các nhóm chính về các biểu tượng, lễ vật, nhiều trong số này được coi là mô típ biểu tượng đầu tiên của Phật giáo Ấn Độ nguyên thủy; chương 6 trình bày về nguồn gốc động vật, thần thoại trong Phật giáo; chương 7 trình bày về các biểu tượng mặt trời, mặt trăng; chương 8 giới thiệu nghi thức chính Vajrayana (Kim cương thừa), vật dụng nghi lễ, pháp khí; chương 9, 10 và 11 liên quan đến các vũ khí cũng như pháp khí của các vị thần; chương 12, 13 trình bày về các vật dụng cầm tay; chương 14, 15 giới thiệu một số biểu tượng bí truyền hơn của Phật giáo Kim cương thừa; chương 16 trình bày văn bản về các cử chỉ tay chính hoặc Mudra (thủ ấn) được thực hiện bởi các vị thần.

 Trong quá trình lần giở về những kiến thức Phật giáo để dịch một cách chuẩn chỉnh, các dịch giả cho biết đã đối chiếu với các kiến thức Hán học, dịch đối chiếu song song bản tiếng Anh - tiếng Trung.

Theo dịch giả Phan Cẩm Thượng, khi chuyển ngữ quyển của Robert Beer sang tiếng Trung, học giả Hướng Hồng Giá có chú thích kỹ lưỡng các khái niệm Phật giáo Phạn ngữ và Tạng ngữ để bạn đọc tiếng Trung hiểu rõ hơn. Những khái niệm Phật giáo Phạn ngữ và Tạng ngữ này đã được được chú dịch sang tiếng Hán cổ từ thời Trần Huyền Trang nhà Đường. 

Học giả Robert Beer có hơn 30 năm nghiên cứu và thực hành nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng. Ông là một trong những người phương Tây đầu tiên tích cực tham gia vào loại hình nghệ thuật này.

Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Robert Beer. Sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và vào top 100 cuốn sách bán chạy nhất hạng mục "Nghệ thuật & Nhiếp ảnh tôn giáo" (Religious Arts & Photography) trên Amazon.

Theo Thanh Niên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đưa 'chánh niệm' vào văn hóa doanh nghiệp có phải là một xu thế?

Sách Phật giáo 11:11 28/06/2024

Trong cuốn sách "Lãnh đạo bằng chánh niệm", tác giả Palma Michel chia sẻ, nhiều trường nổi tiếng như Harvard, Stanford, INSEAD... đã đưa môn thực hành chánh niệm/khoa học về thiền vào chương trình đào tạo MBA hoặc các khóa học về kỹ năng lãnh đạo.

Hạnh phúc mỗi ngày từ năng lượng từ bi, tình yêu thương của nhà Phật

Sách Phật giáo 16:09 22/06/2024

Mỗi câu chiêm nghiệm của trong cuốn sách Hạnh phúc mỗi ngày là một hạt mầm an lạc, giúp bạn từng ngày nuôi dưỡng sự an nhiên, tĩnh lặng và hạnh phúc bên trong mình.

Con đường thành Phật

Sách Phật giáo 10:06 20/06/2024

Đại sư Ấn Thuận (1906 - 2005), không chỉ là một vị cao Tăng đức hạnh trứ danh đương thời, mà ngài còn có những đóng góp to lớn cho nền nghiên cứu Phật học thế giới.

Tạp chí Văn hoá Phật giáo tạm dừng xuất bản

Sách Phật giáo 12:06 19/06/2024

Thông tin trên đã được chư tôn đức lãnh đạo Tạp chí VHPG xác nhận.

Xem thêm