Thứ, 10/03/2025, 09:25 AM

Xuất bản cuốn sách Phật Tích - Trung tâm Phật giáo cổ nhất ở Việt Nam

Sách "Phật Tích - Trung tâm Phật giáo cổ nhất ở Việt Nam" do Thượng tọa Thích Đức Thiện và ThS Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt độc giả.

Xuất bản cuốn sách Phật Tích - Trung tâm Phật giáo cổ nhất ở Việt Nam 1
Sách “Phật Tích - Trung tâm Phật giáo cổ nhất ở Việt Nam”. (Ảnh: NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT)

Sách giới thiệu các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về chùa Phật Tích và Phật giáo Việt Nam, qua đó khẳng định những giá trị lịch sử, nghệ thuật quý giá, những đóng góp quan trọng về lịch sử, văn hóa của chùa Phật Tích trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Hình thành từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo được truyền vào Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên bằng đường biển thông qua các nhà sư Ấn Độ. Vào khoảng thế kỷ VI, Luy Lâu (trụ sở quận Giao Chỉ) là trung tâm Phật giáo lớn nhất Việt Nam đã được sử sách ghi nhận. Ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, Phật Tích đã nằm trong địa bàn diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ.

Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên ở nước ta (trung tâm Dâu - Luy Lâu), nhà sư Ấn Độ Khâu Đà La đã về đây dựng chùa và truyền đạo. Nhưng phải đến đời Lý (1009-1225) thì chùa Phật Tích mới được xây dựng với quy mô lớn. Chùa được triều Lý ưu ái đặc biệt bởi nó nằm trong vùng văn hóa lâu đời của xứ Kinh Bắc, quê hương của vua Lý.

Cuốn sách được kết cấu gồm 2 phần: "Phật Tích - Giá trị lịch sử và văn hóa" và "Phật Tích - Đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc thời Lý". Các bài viết đi sâu khẳng định những giá trị lịch sử, nghệ thuật quý giá, những đóng góp quan trọng về lịch sử, văn hóa của chùa Phật Tích trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Bên cạnh đó, nhiều bài nghiên cứu đã thể hiện sự quan tâm, đề xuất việc bảo tồn, tôn tạo, phục hồi hệ thống các di tích chùa, tháp Phật Tích nhằm xây dựng Phật Tích thành trung tâm văn hóa - du lịch tâm linh và sinh thái, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt Phật giáo của các tăng ni, phật tử, nhu cầu chiêm bái, tham quan du lịch của đông đảo người dân trong và ngoài nước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện

Sách Phật giáo 09:36 14/03/2025

Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.

"Đường vào thiền"

Sách Phật giáo 11:26 13/03/2025

Osho khát khao sự thật không chỉ là điểm khởi đầu, mà còn là điều kiện tiên quyết để bước vào thiền. Theo tác giả, khi một người khao khát sự thật đủ mạnh mẽ, họ sẽ tự nhiên bị thôi thúc khám phá những tầng sâu hơn của tâm thức.

Phật giáo thời Trần: 'Ở đời vui đạo hãy tùy duyên'

Sách Phật giáo 16:20 12/03/2025

''Khóa hư lục'' của vua Trần Thái Tông và "Cư trần lạc đạo phú'' của Trần Nhân Tông truyền tải cốt lõi tư tưởng Phật giáo thời Trần.

Xem thêm