Một cuốn sách nhiều tư liệu về Phật giáo châu Âu
Đó là cuốn sách Phật giáo tại Pháp - Anh - Đức - Nga của SC.Thích nữ Huệ Liên (Diệu Duyên) - đang tu học tại chùa Bửu Long (Cai Lậy, Tiền Giang).
Cuốn sách ban đầu là đề tài tốt nghiệp cao học Phật giáo của Sư cô tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, được chỉnh sửa, hiệu đính kỹ càng hơn cũng như cô đọng các nội dung chính yếu vì vậy đọc khá dễ dàng - với đầy ắp các thông tin cần thiết cho người đọc muốn tìm hiểu sơ nét về Phật giáo 4 nước nói trên.

Theo Sư cô Diệu Duyên: "Đây là tác phẩm được nghiên cứu theo nhiều phương pháp: lịch sử, so sánh, thống kê và phân tích tổng hợp. Vì đề tài mang tính lịch sử, các sự kiện, thời điểm lịch sử được chúng tôi tôn trọng trích dẫn. Dựa vào đó, chúng tôi cô đọng lại các sự kiện Phật giáo theo một trình tự thời gian".
Nội dung của sách nhấn mạnh đến sự tương tác giữa cá nhân, tổ chức, cộng đồng và vai trò của giáo lý Phật giáo trong đời sống xã hội ở một giai đoạn lịch sử, Sư cô nói.
Từ quá trình nghiên cứu, chấp bút, tác giả rút ra: Phật giáo thật sự đã bén rễ ở châu Âu với những đặc điểm riêng biệt. Phật giáo châu Âu còn là một môn học trong ngành Phật học tại một số trường Đại học, Học viện Phật giáo.
Chia sẻ về nội dung cuốn sách, PGS.TS Trần Hồng Liên cho rằng: Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, để có được sự hiểu biết lẫn nhau một cách toàn diện, việc khảo cứu Phật giáo tại các quốc gia ở Châu Âu là một việc làm cần thiết, không những giúp mọi người có thể thấu hiểu, thông cảm lẫn nhau, mà qua Phật giáo, còn là chất keo cố kết các cộng đồng theo đạo, hướng về mục tiêu hòa bình và hạnh phúc chung cho toàn nhân loại trong thế kỷ mới.
Những thông tin, tư liệu và nội dung được đề cập đến trong sách còn là một đóng góp lớn cho việc tìm hiểu về Phật giáo tại các nước phương Tây, vốn là đề tài còn khá bỏ ngỏ đối với các nhà nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam".

Được biết, SC.Diệu Duyên đã tốt nghiệp Thạc sĩ Phật học và đang tham gia vài công tác Phật sự tại địa phương. Sư cô vừa được bổ nhiệm trụ trì chùa Bửu Long (TX.Cai Lậy, Tiền Giang) hôm 9/3/2025.
Trước đó Sư cô đã ra mắt tác phẩm Người ngu, người trí (2016).
Theo Giác Ngộ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện
Sách Phật giáo
Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.

"Đường vào thiền"
Sách Phật giáo
Osho khát khao sự thật không chỉ là điểm khởi đầu, mà còn là điều kiện tiên quyết để bước vào thiền. Theo tác giả, khi một người khao khát sự thật đủ mạnh mẽ, họ sẽ tự nhiên bị thôi thúc khám phá những tầng sâu hơn của tâm thức.

Phật giáo thời Trần: 'Ở đời vui đạo hãy tùy duyên'
Sách Phật giáo
''Khóa hư lục'' của vua Trần Thái Tông và "Cư trần lạc đạo phú'' của Trần Nhân Tông truyền tải cốt lõi tư tưởng Phật giáo thời Trần.
Xem thêm