Thứ ba, 06/12/2022, 19:22 PM

Điều học "Không nói dối"

Con xin thưa với Sư Ông là con có cách nghĩ như sau về điều học "Không nói dối":

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Chiều thứ bảy vừa qua là lần đầu tiên con nhìn thấy Sư Ông ngoài đời. Mặc dù cốt lõi của bài pháp đó không còn lạ gì với những ai đã đọc những trang sách, nghe nhiều pháp thoại của Sư Ông nhưng việc tận mắt thấy Sư Ông thật là một trải nghiệm "gieo duyên" tuyệt vời ạ!
1) Về mặt "Tục Đế", thì không nên nói dối với tác ý lừa gạt, bóp méo thông tin, làm hại đến người khác. Song nếu nói dối mà không mang tâm bất thiện, thì cũng có một số lợi ích nhất định, ví dụ tránh va chạm không đáng có với những "kiến thủ" của người khác; tránh đưa tin buồn không đúng lúc khiến họ đau khổ mất nghị lực sống; hoặc tránh tiếp tay, chỉ đường cho người ác hại mạng người, sinh linh vô tội.
2) Về mặt "Chân Đế", thì Thiền sư Sayadaw Jotika có nói: "Trong thiền tập cũng vậy, chỉ có một sự chân thật hoàn toàn mới dẫn đến tiến bộ. Một thiền sinh phải không được nói dối, không được giả bộ biết những điều mà thực ra mình không biết". Nghĩa là phải hoàn toàn trung thực với các dòng chảy thân-tâm-thọ pháp, dù có sân, có vọng khởi cũng phải trung thực thấy rõ sân, vọng khởi. Không biện hộ, không che dấu, không chối cãi hay tưởng tượng điều gì khác đi. Thì mới có thể thực chứng bản chất vô thường-khổ-vô ngã của danh-sắc.
Và dường như điều học "Không nói dối" này cũng không nằm ngoài nguyên lý: trong Tục Đế có thể ứng biến, nhưng trước hết phải chân thật với chính mình?
Cách hiểu như vậy đã đúng chưa thưa Sư Ông?
Nguyện Sư Ông trụ thế lâu dài, viên thành Đạo Quả.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Rất đúng. Thực ra khi thiền sư Jotika nói không nói đối chủ yếu là lúc trình pháp. Vì thiền sinh thường trình pháp theo pháp học hơn là thực chứng, nghĩa là không thực - đồng nghĩa với nói dối, hoặc khoe pháp bậc cao nhân - là nói dối nghiêm trọng.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:49 08/01/2025

Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Tại sao Phật giáo lại chia thành Bắc Tông và Nam Tông?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:22 07/01/2025

Kính thưa Sư con mới tìm hiểu về Đạo Phật, thấy đạo mình lại chia thành Nam Tông và Bắc Tông. Con thấy bên Nam Tông cũng là đệ tử của Phật, mà Bắc Tông cũng là đệ tử của Phật, ai cũng là đệ tử của Phật hết mà sao mình lại chia ra như vậy ạ?

Làm thế nào để kiến tánh?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 14:11 06/12/2024

Thưa Thầy, Thiền Tông có nói "kiến tánh thành Phật", nếu không thấy Tánh mà tu hành thì cũng như lấy sỏi đá mà nấu thành cơm... Vậy làm như thế nào để thấy tánh mà tu hành? Làm sao để làm các việc trong đời thường mà không rời tánh? Xin Thầy chỉ dạy.

Làm sao để cân bằng giữa đố kỵ và được công nhận?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 06:00 03/12/2024

Con rất cố gắng nhưng dường như không đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí con tự thấy mình đang âm ỉ sự đố kỵ ganh ghét với thành tích của người khác. Con không biết phải làm sao để cân bằng được giữa ranh giới đố kỵ và được công nhận.

Xem thêm