Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/06/2020, 18:00 PM

Độc đáo chùa Phật song diện - Linh Ẩn tự

Chùa Linh Ẩn An Giang tọa lạc tại ấp Tân Thạnh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Nơi đây có cảnh vật thiền tịnh yên lành, không gian rộng rãi và thoáng đãng, là điểm du lịch tâm linh có tiếng ở vùng Bảy Núi.

 Chùa cổ ở Bình Thuận lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc nhất Việt Nam

Tam quan chùa Linh Ẩn

Tam quan chùa Linh Ẩn

Chùa Linh Ẩn An Giang tọa lạc tại ấp Tân Thạnh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Nơi đây có cảnh vật thiền tịnh yên lành, không gian rộng rãi và thoáng đãng, là điểm du lịch tâm linh có tiếng ở vùng Bảy Núi. 

a

Để đến được ngôi chùa đẹp ở miền Tây này, du khách có thể xuất phát từ thị xã Châu Đốc, đi thẳng về hướng Bắc theo tuyến quốc lộ 91C. Đoạn đường này có tổng chiều dài khoảng hơn 30 km.

Chánh điện chùa Linh Ẩn - An Giang

Chánh điện chùa Linh Ẩn - An Giang

Được thành lập cách đây 60 năm, chùa Linh Ẩn đã trải qua 3 đời trụ trì. Người có công sáng lập chùa là ông Lâm Văn Diêu, tham gia Cách mạng từ năm 1946, được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương chống Pháp và Huân chương chống Mỹ hạng Nhất.

Vẻ đẹp của ngôi chùa “hai mặt”

Chùa Linh Ẩn được xây dựng theo hình “chữ đinh”, đặc trưng của đình chùa Việt Nam. “Khoảng thông thiên” phía sau chùa là nơi bóng mây soi thẳng xuống hồ nước trong veo, với những chú cá tung tăng.

Chùa Từ Hiếu - Ngôi cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế

18700466_1750071808618244_2657500272196461027_o
Tôn tượng tại chánh điện chùa Linh Ẩn

Tôn tượng tại chánh điện chùa Linh Ẩn

Khu nhà Tổ chùa Linh Ẩn

Khu nhà Tổ chùa Linh Ẩn

Nếu phía trước là nơi tập trung các Điện thờ uy nghiêm thì không gian phía sau chùa có cây cối xanh mát, hồ nước trong veo tung tăng cá lội.

So với những ngôi chùa Khmer khác ở An Giang, chùa Linh Ẩn có thể không nổi tiếng bằng. Nhưng về kiến trúc, ngôi chùa này vẫn có nhiều nét đẹp riêng, vừa sang trọng uy nghiêm, vừa yên bình, thanh tịnh.

Gian Chánh Điện được thiết kế gồm 2 tầng, một trệt và một lầu. Phía trước là cầu thang đi lên tầng lầu gồm các bậc tam cấp nối dài, tạo nên vẻ đẹp hoành tráng.

Chùa có kết cấu gồm 2 tầng, thiết kế đẹp như một hoàng cung. Ảnh: Lê Thành Mẫn

Chùa có kết cấu gồm 2 tầng, thiết kế đẹp như một hoàng cung. Ảnh: Lê Thành Mẫn

Chùa được lợp ngói đỏ truyền thống, mái ngói hai bên uốn cong, ở giữa có đôi rồng đối mặt nhau. Đi sâu vào bên trong các gian thờ, du khách sẽ nhận ra rằng kiến trúc ngôi chùa này có phần nào giống với hoàng cung Việt Nam. Các gian nhà nối với nhau bằng những dãy hành lan rộng .

Vẻ đẹp bên trong chùa Linh Ẩn. Ảnh: Lê Thành Mẫn

Vẻ đẹp bên trong chùa Linh Ẩn. Ảnh: Lê Thành Mẫn

Chùa Linh Ẩn - An Giang còn được người dân địa phương gọi là chùa “hai mặt” vì thiết kế bức tượng Phật gồm hai mặt, đứng quay lưng về nhau. Một mặt của bức tượng hướng về khuôn viên chùa, mặt còn lại nhìn thẳng về nước bạn Campuchia. Đây được xem là một trong những đột phá độc đáo về kiến trúc chùa chiềng ở tỉnh An Giang. 

Ngôi chùa được làm từ 60.000 chai nhựa

Riêng chiều dài tính từ chân Đài sen lên đến hết bức tượng là 25 mét.

Riêng chiều dài tính từ chân Đài sen lên đến hết bức tượng là 25 mét.

Công trình kiến trúc tượng Phật cao nhất miền Tây này được thực hiện bởi nghệ nhân Thụy Lam. Đây cũng chính là tác giả bức tượng Phật Di Lặc nằm hiên ngang trên đỉnh núi Cấm.

Từ khi chùa Linh Ẩn xuất hiện thêm tượng Phật có hai mặt, nơi này càng trở nên nổi tiếng hơn. Dịp đầu tháng, rằm lớn hay các sự kiện Phật giáo, ở chùa lúc nào cũng đông đúc Phật tử và du khách tề tựu về thăm. 

Bức tượng Phật hai mặt với chiều ngang 6 mét.

Bức tượng Phật hai mặt với chiều ngang 6 mét.

Ngoài khuôn viên rộng lớn lên đến 5000 m2, điểm nổi bật nhất chùa Linh Ẩn An Giang chính là bức tượng Phật hai mặt với chiều ngang 6 mét. Riêng chiều dài tính từ chân Đài sen lên đến hết bức tượng là 25 mét, tạo nên một bức tượng khổng lồ, trang nghiêm cho ngôi chùa đẹp ở vùng biên. 

Công trình kiến trúc tượng Phật cao nhất miền Tây này được thực hiện bởi nghệ nhân Thụy Lam.

Công trình kiến trúc tượng Phật cao nhất miền Tây này được thực hiện bởi nghệ nhân Thụy Lam.

Sư thầy Trụ trì Thích Bửu Niệm cho biết, tổng kinh phí xây dựng bức tượng khoảng gần 2 tỷ đồng. Số tiền này do bà con trong vùng và Phật tử khắp nơi đóng góp với mong muốn có một bức tượng Phật lớn và trang nghiêm để cúng viếng vào các dịp rằm, lễ lớn của Phật giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm